Trong nửa đầu năm 2024, xuất khẩu nông sản của Campuchia đạt mức tăng trưởng đột biến lên đến 64% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó khoảng một phần ba là xuất khẩu lúa, gạo.
Bộ Nông- Lâm- Ngư nghiệp Campuchia hôm 10/7 cho biết, nước này đã xuất khẩu gần 5,8 triệu tấn nông sản tính đến hết tháng 5/2024, với doanh thu đạt xấp xỉ 2,7 tỷ USD. Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Campuchia đánh giá, đây là mức xuất khẩu cao nhất trong vòng 5 năm qua và là kết quả trực tiếp của những nỗ lực đầu tư phát triển quy trình chế biến nông sản cho xuất khẩu.
Những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Campuchia bao gồm: Lúa, gạo, sắn (củ mì) tươi, xoài tươi và hạt điều sơ chế. Trong đó, theo Liên đoàn gạo Campuchia, trong nửa đầu năm nay, nước này thu về gần 1 tỷ USD từ việc xuất khẩu lúa, gạo. Trong đó bao gồm hơn 339.000 tấn gạo thành phẩm được xuất sang 63 nước và vùng lãnh thổ, thu về 247 triệu USD, với Trung Quốc là thị trường lớn nhất, sau đó đến các nước châu Âu, Trung Đông và ngay tại khu vực Đông Nam Á.
Campuchia đã xuất khẩu gần 5,8 triệu tấn nông sản tính đến hết tháng 5/2024
Ngoài ra, Campuchia cũng xuất khẩu hơn 2,5 triệu tấn thóc sang các nước láng giềng (chủ yếu là Việt Nam), thu về 727 triệu USD. Khoảng 2/3 (70%) gạo xuất khẩu của Campuchia là các loại gạo thơm, tiếp đó là các loại gạo trắng, gạo hữu cơ,...Ước tính ngoài lượng lúa, gạo phục vụ cho tiêu dùng nội địa, Campuchia có thể dư đến 6,5 triệu tấn thóc trong năm nay, qua đó mở ra triển vọng tăng mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.
Ngoài ra, sắn tươi xuất khẩu trong nửa đầu năm 2024 cũng lên tới 1,6 triệu tấn, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Hạt điều sơ chế là mặt hàng nông sản xuất khẩu giá trị cao thứ ba của Campuchia với 540.000 tấn, tăng gần 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, xoài tươi xuất khẩu cũng đạt gần 120.000 tấn, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…