Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, ông đã nhiều lần chia sẻ với lãnh đạo Trung ương Đoàn, cần tạo nhiều phong trào gắn với lợi ích của thanh niên, của quốc gia, các phong trào sẽ “sống” được khi hài hòa được giữa lợi ích cá nhân với lợi ích quốc gia.
Đó là chia sẻ của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0" diễn ra ngày 22/3 tại Hà Nội.
Tại hội nghị, bạn Vũ Như Quỳnh, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam, Trường Đại học Thương mại chia sẻ, thực tế hiện nay, dù các trường đại học đã có nhiều hoạt động tăng cường để nâng cao kỹ năng thực hành xã hội cho sinh viên, nhưng để thực hiện chiến lược “đổi mới căn bản và toàn diện” đối với giáo dục, chúng cháu thấy các giải pháp để nâng cao khả năng sáng tạo, tư duy ứng dụng của sinh viên còn rất nhiều hạn chế.
Bạn Vũ Như Quỳnh, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Trường ĐH Thương mại nêu câu hỏi về giáo dục đại học tại hội nghị.
Vậy, thời gian tới, để sinh viên Việt Nam sánh ngang tầm về năng lực và trí tuệ với sinh viên trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, giáo dục đại học trong thời gian tới sẽ được đổi mới ra sao?
Về vấn đề nay, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, bạn Vũ Như Quỳnh bày tỏ những băn khoăn là các trường đã đào tạo tăng cường các vấn đề kỹ năng, hướng đến năng lực thực hành đáp ứng yêu cầu xã hội, tuy nhiên còn rất nhiều việc phải làm. Về câu hỏi này của bạn, xin được trao đổi như sau.
Để cho thanh niên có thể đáp ứng tốt nhu cầu việc làm trong thời đại 4.0, vấn đề bạn nêu liên quan tới toàn bộ chất lượng giáo dục đại học chứ không chỉ một khâu nào cả. Hiện nay nền giáo dục của chúng ta đang đổi mới từ giáo dục phổ thông cho đến giáo dục đại học. Trong giáo dục phổ thông rất nhiều năng lực, kỹ năng mới đã được đưa vào dạy bắt buộc từ lớp 3, chẳng hạn các môn tin học, ngoại ngữ, và các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, phát triển bản thân... Năng lực của người lao động phải được hình thành từ những năm đầu phổ thông chứ không thể đợi đến đại học. Khi vào đại học rồi, cần tăng cường thêm kiến thức nghề, năng lực chuyên môn khác.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn (bên trái) đối thoại vấn đề bạn Quỳnh hỏi.
Hiện nay, các trường đại học đang rất tích cực tăng cường thêm lĩnh vực đào tạo chuyên ngành về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và rất nhiều những ngành khác liên quan đến cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Còn đối với sinh viên nói chung, trong các chương trình đào tạo mới theo quy định cũng đều tăng cường hướng đến sự kết nối các trường đại học với các doanh nghiệp, đặc biệt là ngoài các kỹ năng nền còn yêu cầu trang bị các kỹ năng mềm, năng lực về công nghệ thông tin, về ngoại ngữ và rất nhiều năng lực để kết nối làm việc nhóm cùng nhiều các kỹ năng khác nữa. Để cho người lao động có thể thích ứng được tốt nhất thì đó là giải pháp tổng thể mà các trường đại học tùy theo lĩnh vực đào tạo khác nhau đều đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ sinh viên tốt nhất theo yêu cầu trong thời gian sắp tới.
Trả lời thêm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Đảng, Nhà nước xác định giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, có rất nhiều chính sách ưu tiên. Đất nước ta đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, có nhiều việc phải làm, trong khi nguồn lực có hạn, đây là đặc điểm mà chúng ta cần chia sẻ. Khi bắt đầu đổi mới, ước tính GDP cả nước khoảng 4 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 100 USD, nhưng đến năm 2022, quy mô GDP hơn 409 tỷ USD, GDP bình quân đầu người 4.110 USD. Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng 12 bậc, từ vị trí 77 vào năm 2022 lên vị trí 65 trong năm 2023. Điều này cho thấy sự nỗ lực, cố gắng của Đảng, Nhà nước, toàn quân, toàn dân chúng ta.
Thủ tướng chia sẻ tại hội nghị.
Theo Thủ tướng, nền giáo dục phải đặt trong hoàn cảnh như vậy của đất nước, bám sát tình hình thực tế để thấy, trong điều kiện khó khăn, chúng ta vẫn nâng cao tiềm lực, năng lực đào tạo của các cơ sở, nâng cao chất lượng các giáo trình, chương trình đào tạo, vừa đáp ứng yêu cầu mới của thế giới vừa phù hợp hoàn cảnh đất nước. Bên cạnh sự chăm lo của Đảng, Nhà nước về chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực, sự đùm bọc của nhân dân, nỗ lực của mỗi người là điều quan trọng nhất.
“Các cụ nói khéo ăn thì no, khéo co thì ấm, tức là với nguồn lực có hạn, chúng ta phải sử dụng làm sao phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phát huy tinh thần tự lực, tự cường từ khó khăn để vươn lên, làm thế nào để phát triển năng lực sáng tạo, tư duy ứng dụng của mỗi người. Điều chúng ta còn thiếu nhiều là kỹ năng sống và kỹ năng nghề, kiến thức có thể được đào tạo, truyền thụ qua nhiều kênh khác nhau nhưng phải làm sao để chúng ta có kỹ năng sống thích ứng với mọi điều kiện hoàn cảnh và khi làm việc thì có kỹ năng nghề cao, có khả năng cạnh tranh”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cho biết, ông đã nhiều lần chia sẻ với lãnh đạo Trung ương Đoàn, cần tạo nhiều phong trào gắn với lợi ích của thanh niên, của quốc gia, các phong trào sẽ “sống” được khi hài hòa được giữa lợi ích cá nhân với lợi ích quốc gia. Thủ tướng ví dụ như phong trào học ngoại ngữ, phong trào học công nghệ thông tin để có một thế hệ lao động có thể đạt đẳng cấp quốc tế. Hoặc phong trào bảo vệ môi trường từ mỗi xã phường để cả nước xanh, sạch, đẹp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.