Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 21 tháng 6 năm 2024  
Thứ ba, ngày 4 tháng 6 năm 2024 | 15:24

Cần nguồn lực lớn để rà soát, cải tạo hồ đập

Theo Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh, trong số 6.750 hồ thủy lợi có hơn 1.000 hồ đã được xây dựng từ lâu, do đó, nguy cơ về an toàn hồ đập là có thực. Việc sửa chữa, nâng cấp và cải tạo cần nguồn lực rất lớn.

Hơn 1.000 hồ đập thủy lợi  nguy cơ mất an toàn

Nêu thực trạng hồ chứa nước bị xuống cấp trầm trọng tại phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh,  đại biểu Đoàn Thị Hảo (Thái Nguyên) cho biết, hiện nay, trên cả nước có khoảng 40.200 công trình khai thác, sử dụng nước trong đó có 6.750 hồ thủy lợi với nhiều hồ, đập nhỏ, đa phần được xây dựng từ những năm 70 – 80 của thế kỷ trước, khi kinh phí, trình độ kỹ thuật còn hạn chế.

Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Bên cạnh đó, do thiếu kinh phí bảo trì nên nhiều công trình đã hư hỏng, xuống cấp, gây nguy cơ mất an toàn. Do đó, đại biểu đặt vấn đề trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ TN-MT và ngành sẽ có những giải pháp gì để khắc phục tình trạng này.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Đoàn Thị Hảo, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết thêm, trong số hồ thủy lợi nói trên, có khoảng 1.000 hồ đã xây dựng từ lâu, có nguy cơ về an toàn và đòi hỏi nguồn nhân lực, tài chính lớn để nâng cấp, cải tạo.

Để xử lý vấn đề này, trong Luật Sử dụng tài nguyên nước mới thông qua, đã quy định sự phối hợp giữa Bộ TN-MT với Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương cùng các đơn vị liên quan với chức năng của mình sẽ điều hòa, phân phối nguồn nước và đưa ra các kịch bản để đảm bảo an ninh nguồn nước.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cũng nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của các hồ thủy lợi ở Việt Nam hiện nay. “Những khu vực nắng nóng, khô hạn như miền Trung mà không có các hồ thủy lợi thì sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn hán”, người đứng đầu ngành tài nguyên, môi trường ví dụ.

Tiếp đó, đại biểu Quàng Thị Nguyệt (Điện Biên) đặt vấn đề với Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh về thu hút đầu tư xây dựng các công trình tích trữ nước, đảm bảo chủ động tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quàng Thị Nguyệt, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, thời gian qua, chúng ta rất quan tâm đến việc xây dựng hồ thủy lợi để tích trữ nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang rà soát những nơi có đủ điều kiện để xây dựng các hồ đập, hồ thủy lợi. Việc tích trữ nước phải gắn với việc sử dụng hiệu quả nguồn nước.

Chú trọng công tác dự báo để dự phòng thiên tai, hạn hán

Về việc phân phối, sử dụng hợp lý nguồn nước, ĐB Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) đề nghị Bộ trưởng làm rõ thực trạng, giải pháp tình trạng công trình thủy điện chưa đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông. 

 Ông Lưu Bá Mạc cho biết, hiện nay có nơi, vẫn có tình trạng có công trình thủy điện chưa thực sự quan tâm, đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, theo đúng quy định.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho hay, công tác duy trì dòng chảy tối thiểu đối với các công trình thủy điện đều phải chấp hành quy định về duy trì dòng chảy tối thiểu để duy trì sinh hoạt của người dân, đặc biệt là các thủy điện ở vùng cao.

Bộ TN-MT đã có nhiều cố gắng yêu cầu các nhà máy thủy điện lắp hệ thống quan trắc, giám sát, kết nối về Bộ để theo dõi, giám sát, quản lý. Hiện, đã có hơn 850 hồ thủy điện kết nối về Bộ, khi có hiện tượng không duy trì dòng chảy tối thiểu thì sẽ tổ chức trực tiếp kiểm tra, xử lý theo quy định. Thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, đồng thời yêu cầu các địa phương thực hiện kết nối hồ thủy điện với cấp sở, cấp bộ để cùng giám sát, đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu, không làm ảnh hưởng đến đời sống người dân.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top