Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 23 tháng 11 năm 2022 | 15:3

Cần nhân rộng mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm

Do nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn ngày càng cao, việc nhân rộng mô hình chợ ATTP là vấn đề cần được quan tâm. Trong khi đó, tỉnh Bắc Giang chỉ có 2 chợ được hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm (ATTP), một con số hạn chế so với tổng số chợ trên địa bàn tỉnh.

Tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh ATTP

Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có 132 chợ, trong đó có 1 chợ hạng I (chợ Thương, TP. Bắc Giang, do UBND tỉnh Bắc Giang quản lý), còn lại 22 chợ hạng II (do cấp huyện quản lý) và 109 chợ hạng III (do cấp xã quản lý).

Trong khi, mạng lưới chợ là loại hình thương mại phát triển phổ biến, đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng và tiêu thụ hàng hóa cho hầu hết người dân. Qua đó, có 131/132 chợ là chợ bán lẻ, chủ yếu kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu dân sinh, chưa có chợ chuyên doanh, chợ đầu mối.

Ngành hàng kinh doanh chính tại các chợ là thực phẩm tươi sống, tạp hóa, may mặc, thực phẩm công nghệ, nông sản khô và sơ chế. Các chợ trên địa bàn tỉnh được hình thành đã lâu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương.

Qua tìm hiểu, hầu hết các chợ dân sinh đều có nguy cơ gây mất ATTP như khu vực bày bán thực phẩm thiếu vệ sinh và nguồn thực phẩm khó kiểm soát xuất xứ, chất lượng. Có thể dẫn chứng một số chợ tại huyện Tân Yên, như chợ Lữ Vân, xã Phúc Sơn. Đây là 1 trong 13 chợ dân sinh trên địa bàn huyện Tân Yên họp theo phiên, vào các ngày âm lịch có số cuối là 1, 4, 6, 9.

Đại diện Ban Quản lý chợ Mọc và Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tân Yên kiểm tra một số quầy hàng bán thực phẩm tại chợ.

Chợ bán đa dạng hàng hóa, trong đó có các loại thực phẩm như thịt lợn, gà, cá, rau, củ quả... Hạ tầng chợ Lữ Vân được đầu tư xây dựng khá khang trang song những hàng thịt lợn lại được bày bán trên các bàn, phản rất sơ sài.

Có nhiều sạp thịt lợn tươi sống được bày bán, chỉ cách mặt đất khoảng 20 cm, thậm trí là không được che đậy để tránh bụi bẩn. Các quầy hàng rau củ, quả cũng được bày ngay dưới mặt đất, thiếu thẩm mĩ và vệ sinh.

Khi được hỏi về nguồn hàng, chị N, chủ một quầy bán thịt lợn ở chợ Lữ Vân chia sẻ, thường chị thu mua lợn của các hộ chăn nuôi ở huyện Phú Bình (Thái Nguyên) hoặc địa phương lân cận về giết mổ, hoặc gom thịt từ các thợ giết thịt mang đến chợ tiêu thụ.

Còn bà Nguyễn Thị Thoa, thôn Đài Sơn, xã Phúc Sơn cho biết: “Phiên chợ nào tôi cũng mang các loại rau, quả ra chợ Lữ Vân bán. Ngoài rau, quả vườn nhà, những ngày chợ nghỉ, tôi thường đi gom hàng tại các hộ trong thôn, trong xã đem ra chợ bán”.

Tại chợ Mọc, thị trấn Cao Thượng (cùng huyện Tân Yên), dù là chợ hạng II nhưng các sạp hàng thực phẩm tươi sống ở đây cũng rất thô sơ, mặt bàn đa phần làm bằng gỗ, cáu bẩn. Khu vực bán hàng nằm sát đường tỉnh 295, có nhiều phương tiện qua lại nên thường xuyên bị nhiễm bụi.

Thông tin báo chí, ông Trần Văn Tường, Phó Ban Quản lý chợ Mọc cho biết, trong chợ hiện có 40 quầy bán sản phẩm thịt lợn, gia cầm tươi sống; 10 hộ bán rau cố định; 3 hàng ăn uống; 4 hàng giải khát... Bình quân mỗi ngày chợ tiêu thụ khoảng 4 tấn thịt lợn, gia cầm, rau củ các loại. “Các tiểu thương đều ký cam kết bán hàng bảo đảm vệ sinh ATTP, nhưng hàng nhập từ đâu về thì Ban Quản lý chợ không nắm rõ”, ông Tường nói.

Không chỉ ở Tân Yên, tại các chợ nông thôn khác như: Chợ Triển, xã Mỹ Thái (Lạng Giang), chợ Lai, xã Nghĩa Trung (Việt Yên) hay chợ Nội Bò, xã Đức Giang (Yên Dũng)… cũng xảy ra nguy cơ mất vệ sinh tương tự. Việc kiểm soát đầu vào và chất lượng thực phẩm rất khó khăn.

Đưa vào tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

Được biết, mỗi năm bộ phận chuyên môn các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT, Y tế đều có các đợt kiểm tra, lấy mẫu giám sát về ô nhiễm thực phẩm song do nguồn kinh phí hạn hẹp nên lượng mẫu test rất hạn chế.

Cụ thể, cả năm 2022, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh lấy 154 mẫu nông sản giám sát chất lượng ATTP; Sở Công Thương thực hiện hậu kiểm ATTP trong dịp Tết Trung thu với 27 mẫu bánh kẹo, nước giải khát; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh lấy 75 mẫu giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm.

Nhằm hạn chế nguy cơ mất vệ sinh ATTP, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Sở Công Thương đã tham mưu xây dựng 2 mô hình thí điểm chợ bảo đảm vệ sinh ATTP, gồm: Chợ Hà Vị (năm 2013) và chợ Song Mai (năm 2018). Các mô hình được hỗ trợ biển, bảng, pano khẩu hiệu, tuyên truyền về vệ sinh ATTP. Các tiểu thương được hỗ trợ thay mới mặt bàn gỗ bày bán thịt bằng mặt bàn Inox để bảo đảm vệ sinh.

Các chợ cũng xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước, rác thải, quy hoạch lại các khu vực bán hàng, bảo đảm hợp vệ sinh.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Ban Quản lý chợ Hà Vị cho biết, tiểu thương trong chợ được giới thiệu, ký hợp đồng cung ứng thực phẩm sạch, như: Rau, quả của HTX Sản xuất - tiêu thụ rau quả an toàn Đa Mai (TP. Bắc Giang); thịt lợn, gia cầm của các HTX sản xuất, chăn nuôi gà đồi, lợn tại Yên Thế… Các HTX cung ứng thực phẩm cử người đến chợ Hà Vị, Song Mai hỗ trợ đóng gói và bán sản phẩm.

Các quầy hàng trong chợ Hà Vị được sắp xếp ngăn nắp, hợp vệ sinh.

Tuy nhiên, đến nay các mô hình chợ bảo đảm vệ sinh ATTP lại chưa được nhân rộng. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất hạ tầng các chợ trên địa bàn tỉnh thấp, đặc biệt là chợ ở nông thôn. Đa số các chợ chưa có hệ thống xử lý chất thải, nhiều chợ nền chưa được bê tông hóa.

Việc hình thành và quản lý theo chuỗi cung cấp thực phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu dùng chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, hoạt động của ban quản lý hoặc tổ quản lý chợ chủ yếu thực hiện chức năng thu phí. Nhiều nội dung quản lý chợ còn buông lỏng, nhất là công tác vệ sinh ATTP.

Theo Sở Công Thương, để nhân rộng mô hình chợ bảo đảm vệ sinh ATTP, các địa phương cần đẩy mạnh xây dựng xã nông thôn mới (NTM) nâng cao. Các xã có chợ khi xây dựng đạt tiêu chí NTM nâng cao cần đáp ứng chỉ tiêu có mô hình chợ bảo đảm vệ sinh ATTP, hoặc đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm.

Trong quá trình cấp phép đầu tư hạ tầng chợ phải yêu cầu tiêu chuẩn về chợ bảo đảm ATTP; chú trọng quy hoạch tổng thể chợ và thiết kế chi tiết khu bán hàng thực phẩm, bảo đảm thuận tiện khi mua bán, ATTP, vệ sinh môi trường. Các ngành liên quan và chính quyền địa phương phối hợp quản lý ATTP từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thiết lập và duy trì hoạt động chuỗi liên kết sản xuất - cung ứng - tiêu thụ. Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật, đồng thời khuyến khích, hỗ trợ nông dân và tiểu thương sản xuất, kinh doanh nông sản bảo đảm ATTP. Ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, sớm phát hiện mối nguy mất ATTP và xử lý các trường hợp vi phạm.

Nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm

Mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, từ thí điểm tới việc nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm còn rất nhiều vấn đề đặt ra để có thể phát huy nguồn lực và duy trì lâu dài mô hình này.

Theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, rất nhiều địa phương đã xây dựng được những mô hình thí điểm, nhân rộng bằng những nguồn vốn từ tài trợ quốc tế hay là từ ngân sách địa phương, nguồn vốn xã hội hóa huy động từ tiểu thương, hoặc từ phía hợp tác xã hay là doanh nghiệp. Nhờ đó, trên toàn quốc hiện nay đã có hàng trăm mô hình chợ an toàn thực phẩm theo mô hình thí điểm và đã được sự hỗ trợ rất lớn từ phía các bộ, ngành ban, ngành trung ương.

Tuy nhiên, theo bà Nga, bên cạnh đó thì còn cũng rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng mô hình chợ an toàn thực phẩm ở Việt Nam như mô hình vẫn còn chưa hấp dẫn nhà đầu tư, đặc biệt là các chợ ở khu vực nông thôn, khi mà người dân đến mua sắm còn chưa đông.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương 

Vấn đề nguồn hàng từ các chợ, đặc biệt là các chợ dân sinh do Bộ Công thương chịu trách nhiệm triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn quốc, gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn tiểu thương lấy từ chợ đầu mối hoặc là từ những vùng sản xuất tự cung, tự cấp của các địa phương, công tác truy xuất nguồn gốc hàng hóa đối với nhóm hàng này không hề đơn giản.

Một trong những khó khăn nữa theo bà Nga là Việt Nam có đến 2.000.000 tiểu thương cần phải được tập huấn về an toàn thực phẩm, tuy nhiên, rất nhiều tiểu thương không tham gia...

Ông Hoàng Minh Luân, Phó Tổng giám đốc Hợp tác xã Hải An, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội phát triển chợ Việt Nam cũng cho rằng, những chính sách xây dựng mô hình chợ an toàn thực phẩm hiện nay chủ yếu là do các tỉnh, thành phố tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, vì vậy, chưa nhìn thấy được sự thống nhất từ thống nhất, chưa đủ để thu hút được các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực xây dựng, khai thác, phát triển chợ.

Ông Hoàng Minh Luân, Phó Tổng giám đốc Hợp tác xã Hải An, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội phát triển chợ Việt Nam

Để thúc đẩy phát triển mô hình này, theo ông Luân cần có đầu tư cơ sở vật chất, chợ phải có các hệ thống xử lý nước thải, thu gom rác thải và thiết kế đầy đủ vệ sinh. Vấn đề thứ hai là yếu tố về công tác kiểm soát nguồn hàng, xây dựng vùng trồng nguyên liệu, vùng chăn nuôi hay là giết mổ theo chuỗi.

Ở góc độ địa phương, ông Đinh Lâm Sáng, Phó Giám đốc Sở Công thương Bắc Kạn cho biết, do địa hình nên giao thương tại tỉnh có những khó khăn nhất định. Cụ thể, là việc nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm trên địa bàn. Tập quán tiêu dùng của người dân ở trên địa bàn nhiều người không quan tâm lắm đến việc an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, việc thay đổi nhận thức của người dân là một trong những cái khó nhất. Một số cơ sở hạ tầng đã xuống cấp rất nhiều, kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa chợ thì cũng hạn hẹp, khó trong thực hiện. Đặc biệt, các tiểu thương và những người được giao nhiệm vụ quản lý chợ thì là chưa mặn mà trong việc nhân rộng cái mô hình quản lý chợ này.

Để nhân rộng mô hình này, theo ông Sáng, cần phải có kinh phí để thực hiện. Đồng thời, tỉnh sẽ tuyên truyền với các hộ kinh doanh, người dân, tổ chức một số lớp tập huấn về an toàn thực phẩm cho tiểu thương, người quản lý của xã có chợ, nêu chế tài xử lý khi mà đã đã buôn bán sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top