Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 7 tháng 6 năm 2023 | 17:52

Cần triển khai các khu nông nghiệp ứng dụng CNC hiệu quả hơn

Ngày 7/6, Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt khẳng định, chất vấn là cơ hội để Bộ Khoa học và Công nghệ nắm bắt được các kiến nghị, đề xuất, nguyện vọng của cử tri cả nước thông qua các câu hỏi của các vị đại biểu Quốc hội, để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và định hướng triển khai nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian tới, trong đó trọng tâm là việc sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ đã đăng ký vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XV.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế

Đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cho biết, việc ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết góp phần giúp bà con nông dân tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn có nhiều hạn chế. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết các giải pháp giúp ứng dụng công nghệ cao rộng khắp để giúp nâng cao năng suất lao động và đời sống cho bà con nông dân. 

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An)

Trả lời đại biểu Mỹ Dung, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nêu rõ, đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nên thời gian qua Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đẩy mạnh triển khai để có giải pháp ứng dụng và có hiệu quả cho phát triển nổng nghiệp. Bộ trưởng chỉ rõ một số kết quả ban đầu và số liệu thống kê về kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản có phần đóng góp của khoa học công nghệ cao. 

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt chia sẻ, ứng dụng công nghệ cao còn nhiều rào cản do cần nhiều nguồn vốn, cần được quan tâm hơn. Bởi đây là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng nay còn thiếu công cụ phòng ngừa như bảo hiểm nông nghiệp và quỹ đầu tư mạo hiểm. Do đo, thời gian tới, Bộ đề nghị tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, các địa phương cần có trách nhiệm bảo đảm phát triển đúng mục tiêu hỗ trợ khoa học công nghệ; đồng thời Bộ sẵn sàng triển khai nhiệm vụ chương trình cấp quốc gia phát triển công nghệ cao. 

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng cho hay, lĩnh vực khoa học công nghệ có tính đặc thù, có rủi ro và độ trễ, việc thống kê số liệu bao nhiêu đề tài ứng dụng vào thực tiễn là điều rất khó. Có những đề tài phải nhiều năm sau này mới phát huy giá trị, có những đề tài nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, có đề tài nghiên cứu lĩnh vực khoa học xã hội, nghiên cứu phát triển. Về số liệu chính thức, tuy nhiên việc thống kê này cũng tương đối khó khăn, Bộ sẽ có thống kê chính xác hơn để phục vụ cho các đại biểu Quốc hội một các thỏa đáng.

Về khu nông nghiệp công nghệ cao, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, qua phản ánh của nhiều địa phương, chúng ta cần phải tính toán kỹ. Ví dụ như Đà Lạt hay cả tỉnh Lâm Đồng đều làm nông nghiệp công nghệ cao. Khi chúng ta xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư cơ sở hạ tầng vào đó nhiều nhưng các doanh nghiệp đầu tư chủ yếu vào vườn ươm khoa học, công nghệ, nơi sản xuất giống, cây trồng, vật nuôi hoặc những nơi trình diễn khoa học, công nghệ… Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội nhận thấy, hiệu quả phát huy còn thấp. 

“Bây giờ chúng ta khoanh vùng khu nông nghiệp công nghệ cao, dùng tiền của Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng vào đó, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào đó thì liệu có hiệu quả hay không? Hay vấn đề ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào những vùng, khu vực được quy hoạch nhưng chúng ta không gọi là khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì đang có ý kiến khác nhau”, Chủ tịch Quốc hội phân tích thêm.

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang)

Cho rằng, trong báo cáo của Bộ phản ánh, việc phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn chậm, chưa phát huy được vai trò hạt nhân, lan tỏa, thúc đẩy phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của vùng và của cả khu vực, đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang) đề nghị Bộ trưởng đánh giá cụ thể thêm về tiến độ, hiệu quả triển khai các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Bộ sẽ làm gì để giúp cho các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát huy được xứng tầm, đáp ứng được kỳ vọng và góp phần tăng hàm lượng khoa học công ng nghệ trong sản phẩm nông nghiệp.

Bộ trưởng cho biết, thời gian tới, để triển khai các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao một cách hiệu quả, Bộ sẽ sửa Nghị định về khu công nghệ cao để mở rộng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, qua đó có những chính sách, cơ chế đặc thù cho lĩnh vực này. Các bộ, ngành liên quan cũng có sự phối hợp chặt chẽ trong xây dựng nghị định, Bộ trưởng hy vọng nghị định sẽ đi vào cuộc sống, góp phần phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Cần thống nhất cách hiểu đúng về khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan làm rõ, hiện có nhầm lẫn giữa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với khu công nghiệp, dẫn đến quy hoạch các khu để kêu gọi đầu tư nhà máy, nhà lưới, tự động hóa. Cần hiểu đúng bản chất về khu nông nghiệp công nghệ cao là nơi nghiên cứu thực nghiệm và lan tỏa những thành tựu mới nhất về nông nghiệp. Đây không phải nơi chỉ sản xuất, sản xuất chỉ là phụ. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm và đưa ra vùng nông nghiệp, chuyển giao cho bà con nông dân theo từng mức độ. 

Đồng thời, cần phân biệt thế nào là cao, công nghệ cao. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, một số quốc gia sử dụng là nông nghiệp công nghệ, tức bất kì công nghề nào phù hợp với năng lực sản xuất, trình độ sản xuất ở từng thời gian tạo giá trị chất lượng tối ưu để cạnh tranh trên thị trường, tạo thu nhập cho người nông dân. 

Bộ trưởng, không thể lấy mô hình của các tập đoàn như TH hay Lộc Trời để ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đó cho từng hộ nông dân trồng lúa, ở đồng bằng sông Cửu Long; tương tự như vậy trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản…

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh có chung thống nhất như trên để từ đó mới có thể xác định cách thức hợp tác, phương thức đầu tư, quản trị… Đến nay, có 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành công nhất, đúng bản chất nhất là khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh nghiên cứu thực nghiệm lan tỏa và đào tạo tiếp nhận thành tựu. Lõi của khu nông nghiệp cao phải từ viện trường và các doanh nghiệp sẵn sàng đón nhận kết quả và chuyển giao. 

Bộ trưởng cho biết giải pháp trong thời gian tới, đề nghị các viện, trường, trung tâm thông qua các bộ phận để chuyển giao kết quả nghiên cứu đến với người nông dân. Bộ sẵn sàng tạo kích hoạt, mở ra thị trường chuyển giao sản phẩm nghiên cứu. Bộ trưởng cũng cho rằng, cần nhìn nông nghiệp công nghệ cao ở đặc thù nước ta để tìm ra hướng đi phù hợp, làm ở mức độ vừa phải phù hợp với tình hình.

Giải pháp cho việc chiếu xạ hoa quả xuất khẩu?

Đại biểu Nguyễn Văn Thi (Bắc Giang) cho biết, yêu cầu chiếu xạ là yêu cầu bắt buộc khi xuất khẩu nông sản vào thị trường một số nước, trong đó có Hoa Kỳ. Trong những năm qua, quả vải của Bắc Giang luôn phải đưa vào Thành phố Hồ Chí Minh để chiếu xạ làm cho chi phí thời gian và giá thành đội lên. Do đó, đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ Khoa học và Công nghệ có giải pháp gì cho việc chiếu xạ quả vải cũng như nhiều loại quả khác ở khu vực phía Bắc để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật khi xuất khẩu vào thị trường một số nước trong thời gian tới?

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng cho biết, Bộ đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương đàm phán với phía Mỹ và bước đầu đạt được kết quả bước đầu và có thể tiến hành chiếu xạ tại khu vực phía Bắc, góp phần giảm chi phí.

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top