Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 18 tháng 6 năm 2024  
Thứ năm, ngày 30 tháng 5 năm 2024 | 21:38

Cảnh báo nguy cơ châu chấu tre gây hại vụ mùa tại nhiều địa phương

Thời gian gần đây, tình trạng châu chấu tre lưng vàng xuất hiện tại nhiều địa phương như Lạng Sơn, Cao Bằng gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân và mùa màng.

UBND huyện Bình Gia cho biết, thời gian qua, trên địa bàn huyện xuất hiện châu chấu tre lưng vàng phá hại, ăn trụi lá rừng tre, vầu, nứa, mai tại 3 thôn Thâm Khôn, Ba Biển, Yên Hùng của xã Thiện Hòa với mật độ 600 - 1.000 con/bụi, diện tích bị phá hại khoảng 10ha. Hiện tại, đàn châu chấu bắt đầu di chuyển từ trên đồi cao xuống các khe suối, bờ bụi và bắt đầu xuất hiện gây hại cây ngô, mật độ 50 - 60 con/m2 châu chấu đang giai đoạn tuổi 3 - 4. Dự kiến, thời gian tới, châu chấu tre lưng vàng tiếp tục phát sinh, gây hại tại các rừng tre, nứa, vầu, các ruộng lúa, ngô khác.

Vòng đời châu chấu tre lưng vàng dài, thời gian sống và phá hại khoảng 5 - 6 tháng trong năm, châu chấu trưởng thành có thể bay xa 40 - 60km, di chuyển nhanh thành từng đàn và sức tàn phá lớn, khó kiểm soát. Khi hết thức ăn trên rừng, chúng có thể di chuyển đến phá hại trên các cây trồng khác gần bìa rừng như ngô, lúa, cỏ chăn nuôi... hoặc bay sang các rừng khác. Huyện Bình Gia dự báo, giai đoạn cuối vụ xuân và vụ mùa năm 2024, nguy cơ châu chấu phát sinh, lây lan, có thể gây hại diện rộng.

Châu chấu gây hại tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.

Để chủ động trong công tác phòng trừ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do châu chấu tre lưng vàng gây ra, UBND huyện Bình Gia chỉ đạo các xã, thôn chưa phát hiện có châu chấu cần tăng cường tổ chức điều tra, theo dõi, dự báo khả năng phát sinh, phát triển của châu chấu tre lưng vàng để chủ động phương án phòng, trừ kịp thời, ngăn chặn phát sinh gây hại trên diện rộng.

Đối với các xã, thôn có châu chấu tre lưng vàng xuất hiện và gây hại, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người dân tăng cường kiểm tra các diện tích rừng vầu, nứa, tre, luồng trên địa bàn; phát hiện và phòng trừ hiệu quả các ổ dịch. Đồng thời, tăng cường điều tra, xác định hướng và vị trí di chuyển, phạm vi hoạt động và loại cây trồng bị châu chấu gây hại nặng.

Huyện Bình Gia cũng hướng dẫn các biện pháp phòng trừ châu chấu tre lưng vàng. Đó là phát quang đồi rừng, diện tích lúa, ngô ven rừng bị châu chấu gây hại. Với ổ châu chấu mới nở, còn co cụm, mật độ thấp thì phát hiện sớm và dùng vợt bắt thủ công đem tiêu hủy. Khi mật độ châu chấu cao hoặc có nguy cơ di chuyển xuống gây hại ruộng lúa, ngô, bà con nông dân cần khoanh vùng, tiến hành phun trừ bằng một trong các loại thuốc như: Gà nòi 95SP, Patox 95SP, Wavotox 585 EC,Wamtox...

Ngoài ra, người dân cùng cơ quan chuyên môn nên tổ chức thành các tổ, đội dịch vụ phun tập trung, dùng bình phun ắc quy hoặc máy động cơ phun bao vây xung quanh ổ dịch, phun cuốn chiếu từng khu vực để tiêu diệt, tránh để châu chấu phát tán gây hại trên diện rộng, khó kiểm soát.

Ông Nguyễn Quý Dương, phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, đàn châu chấu tre lưng vàng xuất hiện ở Lạng Sơn những ngày qua có quy mô đàn nhỏ. Thống kê sơ bộ cho thấy diện tích tre vầu và cây trồng bị ảnh hưởng do đàn châu chấu tre lưng vàng tấn công ở Lạng Sơn khoảng 10ha.

 "Hiện tại, tỉnh Cao Bằng cũng đang chịu ảnh hưởng của dịch châu chấu tre lưng vàng. Theo thống kê của chúng tôi, diện tích cây trồng bị thiệt hại (chủ yếu là cây vầu) do nạn châu chấu tre lưng vàng đã lên khoảng 500ha" - ông Dương cho biết.

Đồng thời, ông cho biết Cục Bảo vệ thực vật vẫn đang chủ động phối hợp với các địa phương giám sát thật chặt chẽ các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng, để có các biện pháp phòng chống phù hợp.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Sau 1,5 tháng kêu gọi ủng hộ chung tay vì người nghèo, tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận hơn 4,6 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ.

  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Tiếp sức người dân miền Tây vượt qua khó khăn mùa hạn mặn, Cty Tân Hiệp Phát phối hợp cùng Báo Công An TPHCM trao 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đến người dâncác vùng hạn mặn Bến Tre, Tiền Giang.

  • Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang là chương trình tổ chức hai năm một lần với nhiều hoạt động, sự kiện du lịch, văn hóa, lễ hội, thể thao, ẩm thực quy mô, phong phú, đa dạng, đặc sắc.

  • Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Tháng 6, những đồi mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) chín rộ, quả mọng, ngọt đậm khiến nhiều du khách thích thú với trải nghiệm tự tay thu hoạch mận tại vườn.

  • Bế mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024

    Bế mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024

    Tối 12/6, tại Điện Kiến Trung trong Đại Nội Huế (TP. Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức bế mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, khép lại một chuỗi các sự kiện văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, sôi nổi để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân và du khách.

Top