Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024 đoàn thanh tra liên ngành an toàn thực phẩm sẽ tiến hành hoạt động cao điểm kiểm tra an toàn thực phẩm.
Lập 5 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết
Theo đó, Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa Lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước, nhiều Lễ hội với nhiều lượt khách tham dự.
Tết Nguyên đán là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm.
Bên cạnh thời tiết phía Bắc thường ẩm ướt, phía Nam thường nắng nóng; đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm.
Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm từ 20/12/2021 đến hết 12/3/2022 trên phạm vi cả nước.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024, phục vụ nhân dân đón Tết, vui xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, đồng thời đảm bảo phát triển và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm triển khai Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024. Được biết, Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương có trách nhiệm ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc.
Mục tiêu của các đoàn thanh, kiểm tra là bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024;
Hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành từ Trung ương đến cấp xã tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các tỉnh có cửa khẩu, các thành phố lớn.
Huy động tối đa các kênh truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân.
Bên cạnh đó, với hoạt động truyền thông, liên ngành cũng huy động các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương và địa phương tham gia truyền thông về bảo đảm an toàn thực phẩm cho nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo pháp luật, quản lý an toàn thực phẩm tại nơi diễn ra lễ hội;
Quản lý thực phẩm theo đặc thù địa phương; kịp thời công khai các trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm, biểu dương các tổ chức cá nhân, các địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cho cộng đồng.
Huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện truyền thông thích hợp để phổ biến các quy định về an toàn thực phẩm, kiến thức về an toàn thực phẩm;
Huy động toàn xã hội tham gia phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong dịp trước, trong và sau Tết, cũng như mùa Lễ hội Xuân 2024.
Phát hiện, thu giữ hơn 1 tấn thực phẩm bẩn ở Hà Nam
Đội 4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công an tỉnh Hà Nam vừa chủ trì phối hợp với Cục quản lý thị trường tỉnh tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh do Nguyễn Văn Tình (SN 1962) làm chủ, địa chỉ tại tổ dân phố Ngọc Động, phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở có 5 người đang sơ chế hơn 1 tấn thực phẩm, gồm: nội tạng lợn, bì, mỡ động vật… có hiện tượng biến sắc, bốc mùi hôi thối nồng nặc được chất đống trên sàn nhà, trong các thùng xốp mà không có biện pháp bảo quản.
Lực lượng chức năng kiểm tra, thu giữ số thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở kinh doanh do Nguyễn Văn Tình làm chủ (người đứng thứ 3, mặc quần áo thường). Ảnh: Lê Phượng.
Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra thì chủ cơ sở sản xuất không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng hoá trên; các loại thực phẩm này được cơ sở thu gom trôi nổi tại nhiều chợ đầu mối, chợ dân sinh về sơ chế, chế biến để bán ra thị trường.
Hiện Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công an Hà Nam đã tiến hành bàn giao vụ việc trên cho Cục quản lý thị trường Hà Nam xử lý theo quy định của pháp luật.
TP. HCM quyết liệt với thực phẩm bẩn
Tại Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TP.HCM), ngày 15/12, Đội Quản lý thị trường Số 3, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã giám sát tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm gồm hơn 24.000 sản phẩm, trị giá gần 7 tỷ đồng.
Đó là những thực phẩm bẩn, thuốc tân dược không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhiều nhãn hàng, nhãn hiệu đăng ký trên thị trường. Đây là kết quả quá trình thanh, kiểm tra thời điểm cận Tết của Cục Quản lý thị trường TP.HCM, với tổng cộng 51 quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố và Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 ban hành.
Đáng chú ý, toàn bộ số hàng kể trên đã được tiêu hủy bằng hình thức đốt hủy trực tiếp trong lò đốt hai cấp ở nhiệt độ cao (trên 1.050 độ C), có hệ thống xử lý khói thải và hệ thống xử lý nước rửa khói đồng bộ. Quá trình tiêu hủy hàng hóa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về môi trường, có sự giám sát chặt chẽ của lực lượng chức năng theo quy định.
Ngay trước vụ tiêu hủy hơn 24.000 sản phẩm bẩn kể trên, ngày 14/12, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM công bố kết quả điều tra 11 bước tìm nguyên nhân gây ngộ độc sau khi ăn bánh su kem tại chung cư Palm Heights (TP. Thủ Đức).
Báo cáo của cơ quan chức năng xác định, vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh su kem vào tháng 9 vừa qua tại chung cư này, có tổng cộng 118 người tham gia, trong đó có 61 người bị ngộ độc, 25 người phải nhập viện điều trị, trong đó có 1 trường hợp tử vong là bé P.N.Q. (6 tuổi, quê Cà Mau). Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM khẳng định, sau khi công bố nguyên nhân vụ ngộ độc kể trên sẽ xử lý theo thẩm quyền đối với cơ sở gây ra vụ ngộ độc thực phẩm tại TP. Thủ Đức. Trước đó, kết quả xét nghiệm PCR của 2 trẻ bị ngộ độc cho thấy có vi khuẩn salmonella spp. Đây là loại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng và nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi, nhất là những người có hệ miễn dịch yếu.
Cơ quan chức năng kiểm tra, truy vết thực phẩm bẩn tại các chợ đầu mối trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: Hồng Phúc
Kể từ đầu năm đến nay TP.HCM đã thanh, kiểm tra gần 37.500 cơ sở, phát hiện gần 3.900 cơ sở vi phạm, xử phạt 1.651 cơ sở, với tổng số tiền xử phạt lên đến hơn 20,3 tỷ đồng. Qua xử phạt, cơ quan chức năng thành phố đã tịch thu và tiêu hủy nhiều hàng hóa, thực phẩm không bảo đảm an toàn, bao gồm: bánh, kẹo, rượu, bia, đường, thực phẩm chức năng, các sản phẩm thực phẩm từ động vật... các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm đã chuyển cơ quan điều tra xử lý 7 cơ sở có dấu hiệu hình sự.
Để ngăn chặn thực phẩm bẩn tuồn vào thị trường tiêu thụ, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM đã chủ động rà soát, lập kế hoạch kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, Ban chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm TP.HCM đã tăng cường các đoàn thanh, kiểm tra, nhất là cao điểm Tháng hành động, kiểm tra chuyên đề các nhóm sản phẩm nguy cơ cao nhằm hướng dẫn, giám sát nguy cơ ô nhiễm, bảo đảm an toàn cho sản phẩm lưu thông trên thị trường. Song song đó, xử lý nghiêm khi phát hiện các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, giá, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của HĐND, UBND, công tác quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm của thành phố đã từng bước đạt hiệu quả hơn, xác định rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của lực lượng phối hợp. Nhờ đó, huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Dù vậy, bà Lan cũng chỉ ra các tồn tại, vướng mắc thời gian qua về vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm. Trong đó, hiện các bộ, ngành chưa ban hành được danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Ngoài ra, năng lực phân tích hóa chất, thành phần trong thực phẩm của các đơn vị còn hạn chế, dẫn đến khó khăn trong quá trình xử lý các trường hợp sản xuất thực phẩm giả về chất lượng.
Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm TP.HCM cho biết, sẽ tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm từ mọi cấp độ. Qua đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, bảo đảm sức khỏe người dân kết hợp phòng, chống dịch bệnh trong mùa cao điểm Tết cũng như trong thời gian sau Tết. Ở chiều ngược lại, đối với hàng hóa, thực phẩm xuất khẩu đi các thị trường, TP.HCM cũng tổ chức chặt chẽ các khâu để đảm bảo các quy chuẩn, quy định kỹ thuật và tuân thủ những yêu cầu của các nước nhập khẩu.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.