Một vụ cháy cửa hàng giặt là lửa bùng dữ dội vừa xảy ra trong đêm tại chợ Nông Lâm thuộc phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Không có thiệt hại về người
Theo đó, vào khoảng 23h đêm 13/11, tại kiot số 35 tại chợ Nông Lâm trên phố Lê Văn Hiến (phường Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) bất ngờ xảy ra cháy khiến nhiều người hoảng loạn.
Ngay sau khi nhận thông tin, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ - Công an quận Bắc Từ Liêm và lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực 3 – Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ công an TP. Hà Nội đã nhanh chóng phối hợp với người dân xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy tại cửa hàng kinh doanh giặt là.
Hiện trường vụ cháy
Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi được phát hiện, đám cháy tại chợ Nông Lâm trên phố Lê Văn Hiến được khống chế thành công.
Đại diện Công an phường Đức Thắng cho biết: Đám cháy xảy ra tại kiot số 35 tại chợ Nông Lâm, do đám cháy xảy ra vào đêm khuya, tiệm giặt là không có người ở qua đêm, cộng với những vật liệu là quần áo dễ bắt lửa cho nên khi phát hiện thì ngọn lửa đã bùng lên rất dữ dội, không thể kiểm soát bằng bình xịt cứu hỏa cầm tay. Nguyên nhân ban đầu chúng tôi xác định là do chập điện.
Theo thống kê ban đầu, vụ việc không thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản là 1 số ki ốt cùng hàng hóa, đồ dùng, vật dụng của người dân để lại qua đêm tại chợ.
Hiện, lực lượng chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy để xử lý theo quy định của pháp luật.
Kiểm điểm trách nhiệm đơn vị chậm xử lý cơ sở không bảo đảm phòng cháy, chữa cháy
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Văn bản số 3832/UBND-NC về việc chấn chỉnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 6-7-2022 của HĐND TP quy định về việc xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực.
Qua theo dõi, tổng hợp kết quả việc triển khai thực hiện của các đơn vị, tính đến ngày 15-10-2023, trên địa bàn thành phố có 2.955 cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy được đưa vào hoạt động trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 có hiệu lực.
UBND TP Hà Nội yêu cầu các quận huyện phấn đấu năm 2023, hoàn thành việc khắc phục các tồn tại về phòng cháy, chữa cháy đối với 30% cơ sở trên địa bàn quản lý.
Đến nay, có 1.732 cơ sở đã xây dựng kế hoạch, lộ trình, phương án thực hiện và cam kết lộ trình thực hiện khắc phục các nội dung không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy (đạt 58,6%); UBND cấp huyện đã phê duyệt kế hoạch lộ trình, phương án thực hiện và cam kết lộ trình thực hiện khắc phục đối với 1.526 cơ sở (đạt 51,64%); 347 cơ sở hoàn thành việc khắc phục các tồn tại về phòng cháy, chữa cháy.
Tuy nhiên, tiến độ việc triển khai thực hiện của các đơn vị hiện nay rất chậm, chưa bảo đảm mục tiêu, yêu cầu, lộ trình đã đề ra, quá trình triển khai thực hiện của các đơn vị vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.
Đối với việc đôn đốc cơ sở xây dựng Kế hoạch, cam kết lộ trình thực hiện và cấp phê duyệt Kế hoạch, cam kết lộ trình thực hiện của cơ sở (thời hạn hoàn thành trước 15/3/2023): 7 đơn vị chưa hoàn thành việc đôn đốc cơ sở xây dựng kế hoạch, cam kết lộ trình thực hiện, gồm: Đống Đa (106/600 cơ sở; đạt 17.66%); Ba Đình (58/293 cơ sở; đạt 19.79%); Hai Bà Trưng (104/464 cơ sở; đạt 22.4%); Cầu giấy (116/206 cơ sở; đạt 56.3%); Sơn Tây (64/73 cơ sở; đạt 87.67%); Mê Linh (39/44 cơ sở; đạt 88.6%); Hoàn kiếm (294/303 cơ sở; đạt 97%).
9 đơn vị chưa hoàn thành việc tham mưu cho UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch cam kết lộ trình thực hiện của cơ sở, gồm: Hoàn kiếm (294/303 cơ sở; đạt 97%); Mê Linh (39/44 cơ sở; đạt 88,6%); Cầu giấy (116/206 cơ sở; đạt 56.,3%); Hai Bà Trưng (104/464 cơ sở; đạt 22.4%); Ba Đình (58/293 cơ sở; đạt 19,79%); Sơn Tây (13/73 cơ sở; đạt 18,05%); Thanh trì (2/31 cơ sở; đạt 6,45%); Sóc Sơn (01/24 cơ sở; 4,16%); Đống Đa (03/600 cơ sở; đạt 0,5%).
Hiện nay, chỉ có 2 đơn vị đã hoàn thành chỉ tiêu ít nhất 30% cơ sở trên địa bàn hoàn thành việc khắc phục các tồn tại về PCCC (gồm: Tây Hồ, Ba Vì; tuy nhiên, cả 02 đơn vị đều chưa xác nhận việc hoàn thành khắc phục các nội dung tồn tại của cơ sở theo quy định); còn lại 28 đơn vị có tỷ lệ cơ sở khắc phục rất thấp, nhiều quận huyện đến thời điểm hiện tại chưa có cơ sở nào khắc phục xong các tồn tại về PCCC.
Văn bản nêu rõ, vẫn còn tình trạng các đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, còn xảy ra tình trạng báo cáo chậm, không báo cáo kết quả, phải đôn đốc nhắc nhở nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng đánh giá chung của thành phố (như: các sở, ban, ngành: Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên - Môi trường, Công Thương; UBND các quận, huyện: Ba Đình, Ba Vì, Cầu Giấy, Long Biên không có báo cáo kết quả thực hiện quý III/2023)
Để kịp thời chấn chỉnh các tồn tại, hạn chế nêu trên, bảo đảm việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND nghiêm túc, hiệu quả, đúng tiến độ, lộ trình đã đề ra, UBND TP nghiêm túc phê bình thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố; Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã để xảy ra các tồn tại, hạn chế, thiếu sót nêu trên; đề nghị chỉ đạo đơn vị chấn chỉnh, kiểm điểm ngay, đồng thời làm rõ trách của các tập thể, cá nhân có liên quan (nếu có) trong việc thực hiện không nghiêm chỉ đạo của thành phố.
UBND thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND 9 quận, huyện, thị xã trực tiếp chỉ đạo đơn vị khẩn trương hoàn thành việc đôn đốc cơ sở ký cam kết và phê duyệt kế hoạch, cam kết lộ trình thực hiện của 100% cơ sở trên địa bàn quản lý, báo cáo UBND thành phố trước ngày 15-11-2023.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã được giao chỉ đạo đơn vị chủ động, quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai thực hiện, phấn đấu năm 2023, hoàn thành việc khắc phục các tồn tại về phòng cháy, chữa cháy đối với 30% cơ sở trên địa bàn quản lý.
Năm 2024, hoàn thành 70% vào năm 2025 hoàn thành việc khắc phục các tồn tại về phòng cháy, chữa cháy đối với 100% cơ sở trên địa bàn quản lý...
Hiệu quả từ mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC”
Cụm công nghiệp Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì nằm trên địa bàn 2 xã Ngọc Hồi và xã Liên Ninh rộng 56,4 ha, với gần 40 doanh nghiệp sản xuất. Nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn cũng như mức độ thiệt hại khi có cháy nổ xảy ra, thời gian qua, UBND huyện Thanh Trì và Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an huyện đã tăng cường triển khai mô hình “Cụm liên kết an toàn Phòng cháy chữa cháy trong Cụm công nghiệp Ngọc Hồi”.
Theo ông Lê Văn Sơn – Giám đốc Công ty TNHH May Hoàng Sơn (thuộc Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi), đây là một mô hình mới với sự kết hợp của nhiều doanh nghiệp trong công tác đảm bảo an toàn PCCC. Có được sự liên kết này, các doanh nghiệp sẽ cảm thấy yên tâm hơn trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an huyện Thanh Trì hướng dẫn công tác PCCC cho các doanh nghiệp thuộc Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi.
Cũng là một thành viên của “Cụm liên kết an toàn PCCC” thuộc cụm công nghiệp Ngọc Hồi, ông Phạm Ngọc Hinh – Phó GĐ Nhà máy sản xuất Cty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á cho biết thêm, nhờ có mô hình cụm liên kết, nếu xảy ra sự cố cháy nổ, toàn bộ doanh nghiệp tham gia cụm liên kết sẽ nhận được cảnh báo để sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau giải quyết sự cố.
Hiệu quả của mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” đã được chứng minh qua buổi diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại cụm số 1 – Cụm liên kết an toàn PCCC trong cụm công nghiệp Ngọc Hồi diễn ra mới đây.
Tình huống giả định là xảy ra cháy do chập điện tại 1 dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH may Hoàng Sơn. Sau khi nhận được thông tin báo cháy, qua hệ thống báo cháy của cụm liên kết, lãnh đạo 6 đơn vị, doanh nghiệp trong cụm đã phân công lực lượng chữa cháy cơ sở nhanh chóng tới hiện trường hỗ trợ.
Trực tiếp tham gia buổi diễn tập, ông Nguyễn Bật Kính – Đội trưởng Đội PCCC Cơ sở Công ty TNHH May Hoàng Sơn cho rằng, nhờ có sự hỗ trợ phương tiện, thiết bị chữa cháy của các đơn vị trong cụm liên kết, doanh nghiệp đã kịp thời khống chế, dập tắt đám cháy, cứu người bị nạn, di chuyển tài sản ra nơi an toàn.
Theo đánh giá của Thiếu tá Nguyễn Văn Quảng – Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an huyện Thanh Trì, thông qua buổi diễn tập đã tăng cường khả năng ứng phó, xử lý với các tình huống cháy nổ của lực lượng PCCC cơ sở; kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống PCCC và các thiết bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ, sự chủ động hỗ trợ giữa các doanh nghiệp, đơn vị trong cụm.
“Thời gian tới, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an huyện Thanh Trì sẽ tiếp tục nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và phối hợp tác chiến với các lực lượng PCCC cơ sở, góp phần làm giảm thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của các cụm liên kết để có những giải pháp tháo gỡ kịp thời”, Thiếu tá Nguyễn Văn Quảng cho biết thêm.
Để mô hình “Cụm liên kết an toàn Phòng cháy chữa cháy trong Cụm công nghiệp Ngọc Hồi” hoạt động hiệu quả, việc duy trì thông tin liên lạc và cảnh báo cháy nổ sớm giữa các đơn vị, doanh nghiệp trong cụm là yếu tố rất quan trọng.
Là đơn vị cung cấp giải pháp báo cháy cho một số doanh nghiệp tại cụm công nghiệp Ngọc Hồi, ông Trần Lê Hoàng – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP HTES Vietnam cho biết, hệ thống báo cháy của các cụm liên kết có những tính năng ưu việt như: kết nối không dây, gửi tín hiệu thông báo cho các doanh nghiệp ngay khi phát hiện sự cố cháy nổ, đồng thời gửi thông tin về vị trí đám cháy để các cơ quan chức năng có các biện pháp hỗ trợ kịp thời…
Tính đến nay, trên địa bàn huyện Thanh Trì đã thành lập 4 cụm liên kết an toàn PCCC trong cụm công nghiệp Ngọc Hồi, 11 cụm liên kết làng nghề an toàn PCCC tại xã Tân Triều.
Nhờ có các cụm liên kết này, theo Thượng tá Lã Văn Tuyên – Phó trưởng Công an huyện Thanh Trì, hiện 100% người lao động làm việc trong cơ sở thuộc cụm liên kết đã được phổ biến kiến thức, kỹ năng an toàn về PCCC&CNCH. Người đứng đầu cơ sở, 100% đội viên Đội PCCC cơ sở đã được huấn luyện và cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC&CNCH.
“Cùng với công tác phối hợp trong việc đảm bảo an toàn PCCC, các công ty, doanh nghiệp tham gia Cụm liên kết sẽ có sự hỗ trợ, hướng dẫn về nghiệp vụ của Đội Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an huyện Thanh Trì.
Mô hình này có tác dụng nâng cao hiệu quả công tác PCCC&CNCH của các doanh nghiệp; tận dụng thời gian vàng cho công tác chữa cháy và CNCH; phát huy phương châm 4 tại chỗ. Khi có sự cố cháy, nổ xảy ra có thể huy động tất cả doanh nghiệp trong cụm liên kết vào cuộc tổ chức chữa cháy và CNCH”, Thượng tá Lã Văn Tuyên khẳng định.
Hiện, đang trong đợt cao điểm chuẩn bị hàng hóa kinh doanh cuối năm, nên nhiều doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp đều tăng cường hoạt động sản xuất, dẫn đến gia tăng nguy cơ cháy nổ, nếu không chủ động phòng ngừa.
Vì vậy, nếu triển khai tốt mô hình “Cụm liên kết an toàn Phòng cháy chữa cháy”, sẽ góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất nguy cơ cháy nổ, giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn trong sản xuất, kinh doanh.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.