Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công văn số 3024 về việc tăng cường quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Trong đó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cấm cán bộ can thiệp vào giải cứu người vi phạm giao thông.
Trong đó Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo nghiêm cấm người đứng đầu, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương; cán bộ, công chức, viên chức can thiệp, tác động vào quá trình xử lý các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của lực lượng chức năng. Người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trước UBND thành phố nếu để cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mình quản lý vi phạm.
Lực lượng chức năng xử lý người vi phạm giao thông (ảnh minh họa)
Đồng thời, Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị; UBND các quận, huyện, thị xã thường xuyên quán triệt, phổ biến Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Công điện số 488/CĐ-TTg ngày 3-6-2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấp hành các quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
Công an thành phố, Sở Giao thông - Vận tải chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất ma túy; người điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về tốc độ...
TP. Hà Nội giao lực lượng chức năng thông báo về cơ quan, đơn vị đối với các trường hợp người vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước hoặc thông báo về địa phương nơi công dân cư trú để xem xét, xử lý theo quy định.
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp khi tham gia giao thông đã vi phạm các quy định về Luật giao thông đường bộ, tuy nhiên khi các lực lượng chức năng tiến hành xử lý người và phương tiện vi phạm, đối tượng vi phạm đã liên hệ với cán bộ có chức quyền, nhờ can thiệp để xin không xử lý. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng cảnh sát giao thông và tạo sự không công bằng, bình đẳng trước Pháp luật.
Hiện nay, Thành phố đã có hệ thống camera được đặt tại các điểm nút giao thông, việc ghi hình các phương tiện vi phạm giao thông và tiến hành phạt nguội các phương tiện này đang rất hiệu quả. Do đó, cần phát huy việc ghi hình và phạt nguội người và các phương tiện vi phạm để không còn tình trạng “gọi điện cho người thân” và bảo đảm tính công bằng trước pháp luật.
Ngọc Thủy
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.