Sáng nay (24/12), UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Khởi công dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi. Tham dự lễ có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ban ngành Trung ương…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho rằng: Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có nội dung thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới phù hợp với định hướng phát triển của Chiến lược phát triển KT - XH đất nước, của vùng giai đoạn 2021-2030; từ đó mở ra những cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho tỉnh Quảng Ngãi trong thời kỳ quy hoạch.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh phát biểu tại buổi lễ.
Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi được tiếp cận một cách hệ thống, đa chiều; dựa trên sự phát triển bền vững cân bằng giữa 3 yếu tố: KT - XH - môi trường. Từ đó, quan điểm lập Quy hoạch từ 05 khía cạnh: Biến thách thức thành cơ hội; phát triển bền vững; phát triển tập trung; tập trung vào phát triển hạ tầng; yếu tố liên kết vùng.
Dựa trên việc phân tích và trao đổi ở các cấp độ, tỉnh Quảng Ngãi đưa ra 03 tầm nhìn chiến lược: Quảng Ngãi phát triển dựa trên những ưu thế riêng có của mình - hướng đến mô hình phát triển kiểu mẫu bền vững. Quảng Ngãi - một điểm đến mới, chuyên sâu trên cung kinh tế trọng điểm miền Trung. Quảng Ngãi phát huy lợi thế riêng có để trở thành Trung tâm hậu cần cảng biển, kinh tế biển - đảo, hành lang kinh tế Đông Tây.
Quảng Ngãi phấn đấu là tỉnh phát triển khá của cả nước, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước. Nâng cao tính tự chủ và khả năng thích ứng với những biến động của nền kinh tế. Tập trung phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn. Từng bước hình thành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung.
Xây dựng được thương hiệu về các loại hình dịch vụ chất lượng cao, với điểm nhấn là du lịch. Nhân rộng mô hình nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn. Phát triển và hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển các đô thị xanh, đô thị thông minh. Phấn đấu đạt được các chỉ tiều về xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Hình thành Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất và phát triển huyện đảo Lý Sơn trở thành Trung tâm du lịch biển - đảo.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại Lễ Công bố quyết định quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng: Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi là một bước cụ thể hóa Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị; được xây dựng với triết lý, quan điểm: “Đa sắc - Hiệp đồng - Khác biệt”; với tầm nhìn chiến lược, không gian lãnh thổ đảm bảo tính kết nối đồng bộ; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh được kỳ vọng sẽ tạo ra xung lực mới để Quảng Ngãi tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới.
Quy hoạch là cơ sở để hiện thực hóa khát vọng, mơ ước cháy bỏng của các thế hệ lãnh đạo, của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà là: đưa Quảng Ngãi thành một tỉnh phát triển khá của cả nước; là địa phương phát triển xanh, bền vững và đa dạng; cơ cấu nền kinh tế hài hòa, hợp lý, có sức cạnh tranh cao. Trở thành trung tâm công nghiệp, là đầu mối kết nối kinh tế với khu vực Tây Nguyên và khu vực duyên hải miền Trung. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá, trở thành điểm nhấn trên con đường di sản miền Trung.
Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế có tính chất điểm nghẽn và những thách thức đặt ra trong phát triển của Quảng Ngãi, như: Tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc chủ yếu vào các ngành kinh tế thâm dụng vào tài nguyên, hiệu quả chưa cao, tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại; Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, cung chưa đảm bảo cầu, một thực tế là sinh viên được đào tạo có xu hướng chọn các đô thị như Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh thay vì trở về Quảng Ngãi; Xung đột, chồng lấn, triệt tiêu lợi thế do cạnh tranh, thiếu liên kết vùng, liên kết ngành, bố trí không gian phát triển chưa hợp lý; Chưa khơi thông, phát huy được nguồn lực về tự nhiên, truyền thống văn hóa đặc sắc và nhân tố con người của Quảng Ngãi để tạo động lực mới cho tăng trưởng bền vững chất lượng cao; Tốc độ đô thị hóa chưa đáp ứng yêu cầu, chậm so với trung bình của cả nước; Tác động của biến đổi khí hậu vẫn đang là thách thức đối với phát triển bền vững kinh tế và đời sống nhân dân; mâu thuận giữa tăng trường và bảo vệ môi trường ngày một gia tăng.
Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Công trình trọng điểm của tỉnh
Dự án thuộc nhóm A, là công trình giao thông đường bộ cấp I; có tổng chiều dài tuyến là 26,88Km (trong đó có 09 hạng mục công trình cầu). Điểm đầu tuyến giao với đường Trì Bình - Dung Quất thuộc huyện Bình Sơn và điểm cuối tuyến kết nối với đường Hoàng Sa, tại nút giao đầu cầu Đập dâng sông Trà Khúc thuộc địa phận thành phố Quảng Ngãi; tổng mức đầu tư là 3.500 tỷ đồng; nguồn vốn Trung ương và ngân sách tỉnh; thời gian thực hiện năm 2022-2027.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Nhà nước và địa phương thực hiện nghi thức khởi công Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi
Công trình Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương chọn là công trình trọng điểm của tỉnh đưa vào danh mục các công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh theo quy hoạch được duyệt; đồng thời hình thành trục dọc giao thông quan trọng của tỉnh kết nối nhanh, thuận lợi từ sân bay Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất đến thành phố Quảng Ngãi và các địa phương phía Nam; đồng thời, tạo thành hành lang phát triển kinh tế chủ đạo, làm động lực để thu hút đầu tư và khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển kinh tế đối với khu vực phía Đông của các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh và thành phố Quảng Ngãi; giảm lưu lượng phương tiện trên tuyến Quốc lộ 1, nhất là trong giờ cao điểm hiện đang bị quá tải; đồng thời, đáp ứng nhu cầu đi lại thuận lợi cho Nhân dân.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.