Tối 3/12, tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trọng thể tổ chức Lễ vinh danh, kỷ niệm 250 năm năm sinh (1772 - 2022), 200 năm năm mất (1822 - 2022) Nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một người con của quê hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Bà là nhà thơ nữ kiệt xuất của Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, được tôn vinh “Bà chúa thơ Nôm” với nhiều tác phẩm đạt đỉnh cao của thơ Nôm, là một hiện tượng hiếm có trong văn học thế giới.
Hồ Xuân Hương để lại khoảng 150 bài thơ, bao gồm tập thơ “Lưu Hương ký” có 24 bài thơ chữ Hán, 28 bài thơ chữ Nôm cùng 100 bài thơ Nôm theo phong cách dân gian, phóng túng, thể hiện sự đặc sắc, phong phú của tiếng Việt.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm sinh (1772-1822) và 200 năm mất (1822 - 2022) nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Trải qua hơn 200 năm, đến nay, thơ Hồ Xuân Hương vẫn được các thế hệ đương đại yêu mến, bởi mỗi tiếng thơ của bà đều đại diện cho tâm tư, tình cảm, khát vọng yêu và sống, sự quyết liệt trong đấu tranh bình quyền… của người phụ nữ.
Với những giá trị tư tưởng, nghệ thuật mang tính quốc tế và vượt tầm thời đại, thơ Hồ Xuân Hương đã được dịch ra 13 thứ tiếng, được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học trên thế giới. Nhiều nhà thơ lớn nước ngoài ngợi ca bà là một trong những nữ sĩ hàng đầu châu Á, là nhà thơ nữ Việt Nam độc đáo nhất trong nền thi ca thế giới.
Tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 41 vào tháng 11/2021, UNESCO đã thông qua Nghị quyết vinh danh, cùng kỷ niệm 250 năm sinh (1772 - 2022), 200 năm mất (1822 - 2022) của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành Trung ương tham dự buổi lễ. Ảnh: Thành Cường
Lễ vinh danh, kỷ niệm là dịp để tôn vinh, tự hào và trân quý hơn những di sản mà danh nhân văn hóa Hồ Xuân Hương để lại cho hậu thế, qua đó thấm thía hơn cội nguồn sức mạnh của văn hóa, văn hóa là hồn cốt của dân tộc. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của Nhân dân với nhiệm vụ gìn giữ, phát huy những giá trị di sản, tư tưởng của nữ sỹ Hồ Xuân Hương trong việc xây dựng con người văn hóa, gia đình văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển; đóng góp thiết thực, cụ thể vào nhiệm vụ chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý Khẳng định.
Ông Christian Manhart - Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam bày tỏ: “Lúc sinh thời, nữ sỹ Hồ Xuân Hương đã thể hiện tư tưởng vượt qua thời đại, một nhà hoạt động vì bình đẳng giới từ những ngày đầu. Đây chính là điểm nhấn trong bối cảnh xã hội ở thế kỷ XVIII, XIX. Vì vậy, bà chính là người đã theo đuổi những lý tưởng và ưu tiên mà sau này đã trở thành sứ mệnh của UNESCO”.
Trao Nghị quyết số 41C/15 của UNESCO vinh danh và tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh (1772 - 2022), 200 năm năm mất (1822 - 2022) Nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Ảnh: Thành Cường
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng, bày tỏ vui mừng nhận thấy sự đổi thay, phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội của Nghệ An. Kết quả đó là sự minh chứng cho bản lĩnh, trí tuệ, khát vọng vươn lên của Đảng bộ, dân và quân tỉnh nhà, mở ra một thời kỳ phát triển mới đầy triển vọng, xây dựng quê hương Nghệ An không chỉ là “tỉnh khá” mà là “tỉnh tốt” của cả nước, là trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung Bộ.
Đồng thời khẳng định, kỷ niệm 250 năm sinh và 200 năm mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương là để bày tỏ lòng tự hào, tôn vinh những cống hiến to lớn của bà đối với văn hóa Việt Nam và văn hóa nhân loại nhưng cũng là để tìm trong di sản của bà những kinh nghiệm và bài học quý báu cho sự phát triển của địa phương và đất nước trong tương lai,…
Chủ tịch nước phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Thành Cường
Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Nghệ An, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ hơn tầm cao tư tưởng, giá trị nghệ thuật các trước tác của Hồ Xuân Hương; nghiên cứu sâu hơn nữa thân thế và sự nghiệp của bà; tiếp tục giới thiệu, quảng bá các tác phẩm của "Bà chúa thơ Nôm" đến rộng rãi công chúng trong và ngoài nước, phát huy giá trị văn hóa Hồ Xuân Hương trong giai đoạn mới, chú trọng ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin vào nghiên cứu, giảng dạy, quảng bá tác phẩm, sáng tác văn hóa nghệ thuật và thực hiện số hóa di sản liên quan đến con người và sự nghiệp Hồ Xuân Hương.
Chương trình nghệ thuật vinh danh và kỷ niệm 250 năm năm sinh, 200 năm năm mất Nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Tại Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm năm sinh, 200 năm năm mất Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, các đại biểu và nhân dân đã thưởng thức Chương trình nghệ thuật với 5 trường đoạn gồm: Những năm tháng đầu đời, Ba chìm bảy nổi, nỗi đau nhân thế; thơ đối thoại với… thơ và Những người tình trong thơ. Qua đó, khái quát nên cuộc đời và sự nghiệp của “Bà chúa thơ Nôm” - một hiện tượng văn hóa đặc biệt, vừa mang những nét riêng “độc nhất vô nhị”, vừa mang tính loại hình sâu sắc, là hiện tượng văn hóa tầm nhân loại. Giá trị văn hóa của di sản Hồ Xuân Hương vượt lên giá trị văn học, thi ca, thực sự đã vươn tới tầm phổ quát, không chỉ có ý nghĩa một thời mà nhiều thời, hơn thế, có sức sống trường tồn với thời gian…
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.