Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 21 tháng 9 năm 2022 | 21:49

Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng

Thời gian tới, Chủ tịch nước đề nghị Cao Bằng chú trọng xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, Đảng bộ, chính quyền gần dân, sâu sát dân, lắng nghe, giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của dân.

Chiều 21/9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt thân mật Đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu tỉnh Cao Bằng.

 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu tỉnh Cao Bằng.

 

Phát biểu tại buổi gặp mặt, các đại biểu tiêu biểu đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng cảm ơn Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về mọi mặt đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi, với mục tiêu nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền. Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng không ngừng đoàn kết, nỗ lực vươn lên, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng khi được đón 45 đại biểu tiêu biểu đại diện cho 500.000 đồng bào của 20 dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng tại Thủ đô Hà Nội.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Cao Bằnglà vùng đất căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả nước, vinh dự là nơi mà năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt chân đầu tiên khi trở về nước sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng phát huy truyền thống yêu nước, nêu cao tinh thần cách mạng, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ để kháng chiến thành công, giữ gìn biên cương Tổ quốc.

Chủ tịch nước vui mừng nhận thấy kinh tế-xã hội của tỉnh có nhiều tiến bộ. Bà con luôn đoàn kết, thương yêu, đùm bọc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống cũng như giữ gìn an ninh trật tự vùng biên cương Tổ quốc. Hạ tầng điện, đường giao thông đến trung tâm xã đã đạt tỷ lệ cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Đặc biệt, Chủ tịch nước bày tỏ ấn tượng tại Cao Bằng ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, chương trình giảm nghèo bền vững.

Trong số 45 đại biểu có 41 đại biểu là đảng viên; trong đó có nhiều bí thư chi bộ tiêu biểu từ các dân tộc Tày, Mông… đã phát huy vai trò nêu gương của người đảng viên, người có uy tín, tích cực lan tỏa phong trào xóa đói giảm nghèo, giúp nhau cùng vươn lên trong cuộc sống. Chủ tịch nước nhấn mạnh đây cũng là những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, là cầu nối giữa chính quyền và nhân dân.

Thời gian tới, Chủ tịch nước đề nghị tỉnh Cao Bằng chú trọng xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, Đảng bộ, chính quyền gần dân, sâu sát dân, lắng nghe và giải quyết kịp thời các nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Cho rằng tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Cao Bằng còn cao so với mức bình quân chung của cả nước, Chủ tịch nước mong muốn Đảng bộ, chính quyền và các đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu tỉnh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo. Theo đó, cần thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030…

Theo Chủ tịch nước, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các bí thư, trưởng thôn, người có uy tín cần phát động phong trào tự lực, tự cường, vươn lên mạnh mẽ tại địa phương, khích lệ, tạo điều kiện để bà con tích cực lao động, sản xuất để thoát nghèo; giữ gìn truyền thống văn hóa, phát huy những thuần phong mỹ tục tốt đẹp, xóa bỏ các tập tục lạc hậu. Đặc biệt, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tất cả con em đều được đến trường, được học tập tử tế, bởi đây là tiền đề quan trọng để giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu, có cuộc sống tốt đẹp hơn./.

Theo TTXVN/Vietnam+

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top