Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 30 tháng 11 năm 2023  
Thứ tư, ngày 20 tháng 9 năm 2023 | 21:24

Chú trọng phát triển năng lượng xanh để phát triển bền vững

Chiều 20/9, Tạp chí Kinh tế Môi trường đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức chương trình "Diễn đàn đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam".

Toàn cảnh diễn đàn

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho biết, từ khi loài người phát minh ra lửa, việc sử dụng năng lượng được coi là thước đo của sự tiến bộ nhân loại. Nó thể hiện năng lực phát triển của mỗi quốc gia.

  

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và phấn đấu vươn lên trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Để thực hiện mục tiêu đó, vấn đề an ninh năng lượng cần phải được đảm bảo, cung cấp đầy đủ và an toàn cho sản xuất và tiêu dùng.

“Để đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh hiện tại có thể nói là rất khó khăn, đặc biệt là sau cam kết của Việt Nam tại COP26. Chính vì vậy, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tổ chức Diễn đàn với chủ đề nóng, cần có sự đóng góp về tư duy và cách tiếp cận. Làm sao để Việt Nam đạt được mục tiêu kép là trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2045 và đạt NetZero vào năm 2050”, PGS.TS Lưu Đức Hải chia sẻ.

Theo PGS.TS Lưu Đức Hảihiện nay, thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt, đây lại đang là thời điểm nền kinh tế các quốc gia trên thế giới cố gắng khắc phục hàng loạt khó khăn để phục hồi sau những “cú sốc” từ đại dịch Covid-19.

Thực tế cho thấy, khủng hoảng năng lượng toàn cầu gây ảnh hưởng rất lớn tới Việt Nam, dù quá trình chuyển dịch năng lượng của nước ta đã, đang đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.

Đồng quan điểm, GS.TS Hoàng Xuân Cơ - Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho rằng, để thay thế điện than thì việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, năng lượng sạch, không carbon ở Việt Nam là xu hướng tất yếu.

Bên cạnh đó, theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ, do giá thành phát điện từ hai loại năng lượng này còn cao nên rất cần các tổ chức, các cơ quan quản lý, các cộng đồng nhận thức rõ để có hành động, hoạt động hỗ trợ phát triển điện gió và điện mặt trời để từng bước thay thế điện than trong tương lai. Tuy nhiên, khi chuyển đổi sang sử dụng năng lượng xanh, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu điều tra nghiên cứu cơ bản, chưa sản xuất được thiết bị phát điện gió, điện mặt trời, thiết bị chuyển đổi và nối lưới làm tăng giá thành sản xuất điện.

PGS.TS Trần Đình Thiên chia sẻ về câu chuyện chuyển giá gạo sang cơ chế thị trường

“Trong quá trình chuyển đổi phải luôn có kế hoạch giám sát, theo dõi để sớm nhận biết những tác động để giải quyết. Mặc dù đã có Quy hoạch điện VIII, có lộ trình thực hiện nhưng vẫn phải sẵn sàng giải quyết các vấn đề phát sinh, đặc biệt là thiếu điện do nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân khách quan, chủ quan.

Khi chuyển sang điện xanh, việc tăng giá điện sẽ không tránh khỏi nhưng cũng phải xem xét lộ trình để tránh gây xáo trộn lớn trong hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân. Hy vọng, quá trình chuyển đổi sang điện xanh sẽ diễn ra thuận lợi suôn sẻ, những tác động bất lợi nếu nảy sinh sẽ được giải quyết hiệu quả”, GS.TS Hoàng Xuân Cơ bày tỏ.

Trao đổi tại Diễn đàn, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng: "Để đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai thì cần có những giải pháp mang tính đột phá. Trong phát triển kinh tế - xã hội, nước ta có 2 vấn đề quan trọng cần đảm bảo, một là an ninh năng lượng, hai là an ninh lương thực. Trước đây, chúng ta đã có một quyết định quan trọng đó là chuyển giá gạo sang cơ chế thị trường, quyết định này đã có những hiệu quả có thể nói là diệu kỳ.

Từ câu chuyện để thị trường quyết định giá gạo để nhìn lại câu chuyện giá điện hiện nay. Phải chăng đã đến lúc cần nhìn nhận một cách nghiêm túc việc tính giá điện theo cơ chế thị trường. Tôi cho rằng, đây chính là giải pháp mang tính đột phá để đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai. Tất nhiên, đây không phải là câu chuyện một sớm một chiều mà cần có sự chuẩn bị kỹ càng, cần hoàn thiện nhiều khung phổ pháp lý, chuẩn bị các kịch bản có thể xảy ra...".

Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang tập trung phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, đó là xu hướng tất yếu. Trong khi đó, phát triển kinh tế phải gắn liền với vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng. Nếu chúng ta không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho sự phát triển kinh tế, cũng không bắt kịp xu hướng xanh hóa nguồn năng lượng, thì chúng ta sẽ bị tụt lại rất xa. Do đó, cần phải hiểu rõ, thời đại sẽ tác động như thế nào đến vấn đề an ninh năng lượng, làm sao để Việt Nam vừa đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng, vừa có vị trí quan trọng trong bản đồ năng lượng toàn cầu.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Kết thúc giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023, huyện Châu Thành lập cú đúp

    Kết thúc giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023, huyện Châu Thành lập cú đúp

    Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 đã khép lại sau những ngày diễn ra các hoạt động sôi nổi bằng hoạt động bế mạc giải đua ghe Ngo.

  • Mục sở thị nghi thức cúng Trăng

    Mục sở thị nghi thức cúng Trăng

    Trong chuỗi hoạt động lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, năm 2023, tối 26/11, tại Chùa Kh’leang, phường 6, thành phố Sóc Trăng, diễn ra lễ cúng Trăng với sự tham gia của các vị sư, Achar, phật tử của chùa, người dân thực hiện nghi thức cúng Trăng và trình diễn đâm cốm dẹp của một số nghệ nhân.

  • Lung linh dòng sông Trăng

    Lung linh dòng sông Trăng

    Trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023, tối 25/11, trên dòng sông Maspero (người dân còn gọi là sông Trăng), diễn ra hoạt động trình diễn Lôi Protip (thả đèn nước) và phục dựng ghe Cà Hâu...

  • Xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời đại mới bằng kiến thức công nghệ số

    Xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời đại mới bằng kiến thức công nghệ số

    Bắt nguồn từ cam kết nâng cao quyền năng và trao quyền cho phụ nữ của Tập đoàn Nestlé và sứ mệnh thúc đẩy bình đẳng giới của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Chương trình “Nestlé đồng hành cùng phụ nữ” được hai bên triển khai từ 12/2020 tại 9 tỉnh và mở rộng vào 11/2022 tại 21 tỉnh trên toàn quốc.

  • Quảng Ngãi tiếp nhận ngư dân tàu QNg 90251 TS bị hỏng máy

    Quảng Ngãi tiếp nhận ngư dân tàu QNg 90251 TS bị hỏng máy

    Sáng nay (23/11), tàu SAR412 đưa các thuyền viên tàu QNg 90251 TS về Cảng Hải đoàn 48, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) để bàn giao cho địa phương. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức tiếp nhận, đưa đón ngư dân tàu QNg 90251 TS về địa phương, đồng thời thăm hỏi, động viên ngư dân.

  • Nhiều hộ nghèo ở Cao Bằng nhận hỗ trợ bò sinh sản

    Nhiều hộ nghèo ở Cao Bằng nhận hỗ trợ bò sinh sản

    Ngày 21/11, Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tỉnh Đoàn Cao Bằng tổ chức Chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2023, bàn giao bò sinh sản, xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 tại xóm Nà Kéo, xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm.

Top