Sáng nay (14/10), Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo: Chuyển đổi số truyền thông đa phương tiện – xu hướng tất yếu của sự phát triển trong báo chí hiện đại.
Vài năm gần đây, sự chuyển dịch phương thức tiếp cận thông tin của người đọc, nghe, xem từ “bị động” sang “chủ động”. Công nghệ giúp định hướng, gợi ý người dùng diễn ra nhanh chóng và là xu thế chủ đạo. Từ đó, đòi hỏi các cơ quan báo chí phải có chiến lược tổ chức, vận hành, quản lý hoạt động theo mô hình mới tiện dụng để đáp ứng nhu cầu bạn đọc.
Ông Vũ Xuân Bân, Phó tổng biên tập Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển nhấn mạnh, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu nhưng không thể có công thức chung cho tất cả các cơ quan báo chí. Bởi vậy, có những quy trình có thể rất thành công với cơ quan này, nhưng khi áo dụng lại hoàn toàn không hiệu quả với cơ quan báo chí khác. Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, truyền thông cần có phương án để chỉ đạo xây dựng phù hợp trong việc chuyển đổi số, thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, để từ đó làm chủ nền tảng số.
Chuyển đổi số báo chí không chỉ là đầu tư thiết bị công nghệ mà còn cần tập trung làm nội dung cho tốt, vì không có nội dung tốt gắn với nhu cầu thực tiễn thì không có độc giả, cũng có nghĩa là không tạo được điều kiện để có nguồn thu cho tái đầu tư cho phát triển. Mà muốn có nội dung tốt thì yếu tố quyết định là Con người. Hai yếu tố quan trọng nhất là thiết bị công nghệ và con người, phải được tạo dựng song hành và nâng cao trên cơ sở yêu cầu của quá trình thực hiện chuyển đổi số.
Theo nhà báo Đặng Đình Chấn, Tạp chí Việt Nam hội nhập, để các cơ quan báo chí chuyển đổi số thành công, vai trò của Nhà nước mà trực tiếp là các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí rất quan trọng. Không chỉ là tạo hành lang pháp lý cho thử nghiệm các công nghệ mới mà còn hỗ trợ 3 nền tảng giúp các cơ quan báo chí chuyển đổi số, bao gồm: Nền tảng Quản lý toàn soạn điện tử, cho phép xây dựng tòa soạn hội tụ công nghệ hiện đại, đưa toàn bộ nghiệp vụ báo chí lên môi trường số;
Nền tảng phân tích thông tin, dư luận trên xã hội, giúp các cơ quan báo chí nắm bắt kịp thời thông tin, dư luận xã hội, nhờ đó nhận biết được nhu cầu thôn tin, có tin bài đáp ứng đúng mong muốn của người đọc, đúng thời điểm người đọc cần;
Hỗ trợ phòng, chống tấn công và ứng cứu khẩn cấp cho hệ thống thông tin của của các cơ quan báo chí nhằm tạo lá chắ, bảo vệ hoạt động trên môi trường số cho cơ quan báo chí.
Đây là những vấn đề quan trọng cả cho trước mắt và lâu dài đối với cơ quan báo chí khi thực hiện chuyển đổi số mà cơ quan quản lý cần đáp ứng.
D.T
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.