Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 20 tháng 10 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 10 năm 2024 | 10:59

Dạy nghề phát triển vua của các loại cây trồng cho nông dân

Thông qua các lớp dạy nghề, nhiều bà con nông dân ở Đắk Mil đã làm chủ được kỹ thuật trồng và phát triển cây sầu riêng một cách bài bản, hiệu quả.

Nhiều nông dân ở huyện Đắk Mil tham gia lớp dạy nghề về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng. Ảnh: Bảo Trung.

Tiếp sức cho nông dân phát triển sầu riêng hiệu quả

Sầu riêng đang là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nhất hiện nay nên được người dân ở thủ phủ sầu riêng Đắk Mil ví là vua của các loại cây trồng.

Trước đây, gia đình ông Triệu Văn Chi, ở huyện Đắk Mil có khoảng 1ha đất trồng cà phê. Cách đây hai năm, ông Chi đã học theo những người nông dân khác trong vùng trồng xen canh cây sầu riêng trong vườn cà phê.

Dù chưa có kinh nghiệm, nhưng ông Chi vẫn trồng sầu riêng với mong muốn có thu nhập cao như những nông dân khác để có tiền nuôi con ăn học.

Ông Chi chia sẻ: "Tôi trồng sầu riêng hoàn toàn tự nhiên vì nghĩ đơn giản là loại cây trồng này sẽ cho ra trái và tiến hành thu hoạch bán cho thương lái. Thế nhưng, sau khi trồng, cây sầu riêng của gia đình đã phát triển không như mong muốn. Hỏi cán bộ nông nghiệp tôi mới biết là mình không nắm rõ kỹ thuật bón phân, chăm sóc, tưới tiêu... cho cây trồng bảo đảm kỹ thuật".

Giáo viên dạy nghề cầm tay, chỉ việc giúp học viên nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng hiệu quả. Ảnh: Bảo Trung

 

Theo ông Chi, đây là lý do để ông quyết tâm tham gia lớp học nghề kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Mil tổ chức.

Tại lớp học, ngoài được đào tạo lý thuyết, ông Chi còn được các giáo viên cầm tay chỉ việc, được thực hành trực tiếp các bước chăm sóc, chọn giống, bón phân... để phát triển cây sầu riêng.

"Cây sầu riêng hiện đang cho giá trị kinh tế cao. Mong muốn của tôi sau khi học nghề là nắm vững được khoa học kỹ thuật để phát triển loại cây trồng này một cách hiệu quả để nâng cao thu nhập cho gia đình" - ông Chi chia sẻ.

Tương tự, ông Triệu Văn Kim, ở huyện Đắk Mil cũng trồng sầu riêng xen canh trong vườn cà phê. Tuy nhiên, cầy sầu riêng của gia đình ông Kim chưa phát triển đạt năng suất cao nhất, chưa mang lại hiệu quả kinh tế hiệu quả cho gia đình.

Để cải thiện tình hình, ông Kim đã đăng ký theo học lớp dạy nghề kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng. Đến nay, ông Kim đã nắm được kỹ thuật cơ bản, cách cắt tỉa cành, bón phân đúng thời điểm... cho cây trồng phát triển hiệu quả.

Theo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Mil, không chỉ dạy kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng, năm 2024, đơn vị đề ra mục tiêu tổ chức đào tạo nghề đạt chỉ tiêu 420 người.

Trong đó, trình độ sơ cấp là 280 người; hỗ trợ đào tạo nghề thường xuyên dưới 3 tháng là 140 người.

Đạo tào nghề gắn với thực tế phát triển của địa phương

Ông Nguyễn Hữu Tuyến – Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Mil chia sẻ: "Hiện công tác đào tạo nghề ở địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách trong công tác tuyển sinh và dạy nghề".

Theo ông Tuyến, vượt qua những khó khăn, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tập trung đào tạo những ngành nghề gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đơn cử như việc nâng cao tay nghề cho người nông dân phát triển thế mạnh về nông nghiệp ở địa phương với các cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng...

Từ đó, Trung tâm mong muốn góp phần vào việc xây dựng, hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp để họ trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển, xây dựng quê hương Đắk Mil ngày càng văn minh, giàu đẹp.

"Một trong những điểm nổi bật trong phương án tuyển sinh năm 2024 của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Mil là hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo và chi trả thêm 30.000 đồng/ngày thực học cho học viên thuộc đối tượng thụ hưởng" - ông Nguyễn Hữu Tuyến – Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Mil cho biết thêm.

 

Theo laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Hành trình của chàng trai người Mông đến giảng đường Đại học Y Hà Nội

    Hành trình của chàng trai người Mông đến giảng đường Đại học Y Hà Nội

    Giữa những dãy núi trùng điệp, những con đường đất gồ ghề, cậu học sinh nghèo hiếu học Giàng A Ký (dân tộc Mông) đã nuôi một ước mơ trở thành bác sĩ để chăm sóc và cứu giúp người dân nơi quê nhà. Đối mặt với khó khăn của cuộc sống, đã có lúc, Ký tưởng mình phải bỏ cuộc giữa chừng. Cho đến khi hy vọng được gieo mầm từ Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin…

  • Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Mỗi khi đất nước có thiên tai, dịch bệnh thì truyền thống yêu nước, tinh thần "tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo” luôn là bản chất tốt đẹp của người dân Việt Nam lại được phát huy.

  • Tạp chí Kinh tế nông thôn chung sức cùng người dân Lào Cai khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Tạp chí Kinh tế nông thôn chung sức cùng người dân Lào Cai khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) đã khiến tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng về người và tài sản. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã nén đau thương cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống trong sự sẻ chia của đồng bào khắp mọi miền đất nước.

  • Phát động cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”

    Phát động cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”

    Ngày 19/10, tại trường THPT Nghi Lộc 3, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”.

  • Thế hệ trẻ với thiên tai

    Thế hệ trẻ với thiên tai

    Ngày 11/10, tại thành phố Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan đại diện của Liên hợp quốc tại Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN Quản lý thiên tai (13/10) với chủ đề: “Trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai”.

  • Ra mắt Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế

    Ra mắt Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế

    Ngày 29/9, Trung tâm văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế (Thừa Thiên - Huế) tổ chức lễ ra mắt CLB Sách và Văn hóa Huế để thực hiện các hoạt động về sách và văn hóa, cũng như nhằm xây dựng một Không gian sách Huế, hướng tới xây dựng Không gian văn hóa Huế.

  • Gỡ 'thẻ vàng' IUU và tạo sinh kế bền vững cho ngư dân

    Gỡ 'thẻ vàng' IUU và tạo sinh kế bền vững cho ngư dân

    Đây là chia sẻ, mong muốn của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khi thăm, động viên các chủ tàu cá, ngư dân tại cảng cá Sông Đốc (thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), chiều 16/10, cũng như nắm bắt tình hình tuân thủ các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

  • Điều ít biết về Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

    Điều ít biết về Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

    Võ Quang Phú Đức là học sinh thứ 7 của Trường THPT chuyên Quốc Học Huế góp mặt trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia và là người thứ 3 của trường này chinh phục được vòng nguyệt quế. Sau chiến thắng của Phú Đức, người thân đã tiết lộ điều ít biết về nhà quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024.

  • CLB Tennis Báo chí Nghệ An khởi công xây cầu vượt lũ tặng đồng bào vùng cao

    CLB Tennis Báo chí Nghệ An khởi công xây cầu vượt lũ tặng đồng bào vùng cao

    CLB Tennis báo chí Nghệ An vừa phối hợp với UBND xã Quang Phong (Quế Phong - Nghệ An) tổ chức khởi công xây dựng cầu dân sinh cho đồng bào dân tộc tại bản Cu.

Top