Ngày 14/02/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 238/QĐ-BHVTTDL công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na tại các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Việc đưa nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống, nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, góp phần phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Nghề dệt thủ công truyền thống là một chuẩn mực về vẻ đẹp để đánh giá giá trị của người phụ nữ Ba Na
Nghề dệt thủ công truyền thống còn là một chuẩn mực về vẻ đẹp để đánh giá giá trị của người phụ nữ Ba Na, thể hiện sự tinh tế, tài hoa, khéo léo và tính thẩm mỹ của người dệt và là điểm nhấn để các chàng trai Ba Na lựa chọn làm bạn đời...
Nghề dệt thủ công của người Ba Na ở Kon Tum đã tạo ra những sản phẩm mang nét văn hoá độc đáo riêng. Xét về các hoạt động sản xuất thì tập quán canh tác của các dân tộc tại chỗ ở Kon Tum là gần như giống nhau, nhưng xét về văn hoá mặc của từng dân tộc thì trang phục của người Ba Na đã tạo ra một nét văn hoá khác biệt riêng có mà không thể pha trộn với các dân tộc khác ở Kon Tum, đó là sự sáng tạo trong cách dệt hoa văn.
Các thế hệ đồng báo Ba Na luôn có trách nhiệm về nghề dệt thủ công truyền thống
Nghề dệt thủ công truyền thống tạo ra những sản phẩm phục vụ trực tiếp cho cuộc sống hàng ngày như trang phục mặc ngày thường, khi đi làm nương làm rẫy, đi săn bắn, che chắn bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi. Trong mỗi bộ trang phục của người Ba Na khi khoác lên người đều mang những ý nghĩa riêng. Trang phục để mặc khi tham gia những nghi lễ thường được dệt tỷ mỉ, màu đỏ được sử dụng nhiều hơn và hoa văn cũng sặc sỡ hơn trang phục mặc thường ngày.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.