Dịch Sốt xuất huyết (SXH) tiếp tục xuất hiện tại huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đặt ra cảnh báo nguy cơ dịch bệnh bùng phát trên diện rộng nếu người dân không chủ động phối hợp triển khai các giải pháp phòng, chống dịch.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), từ ngày 22/9 đến nay, trên địa bàn thôn Yến Giang, xã Hồng Lộc có 8 ca mắc SXH. Như vậy, từ đầu năm đến nay, huyện Lộc Hà ghi nhận 49 ca mắc, trong đó có 8 ca vãng lai.
Ngay sau khi xuất hiện các ca bệnh SXH tại thôn Yến Giang, Trung tâm Y tế huyện Lộc Hà đã chủ động tham mưu, đề xuất, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy với sự tham gia của người dân tại các khu dân cư, tổ dân phố và các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn. Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân làm vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý các dụng cụ phế thải, các vật dụng chứa nước không cần thiết… để phòng chống SXH.
CDC Hà Tĩnh cùng Trung tâm Y tế huyện Lộc Hà kiểm tra bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tại thôn Yến Giang.
Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế tại một số hộ gia đình xung quanh khu vực nhà có bệnh nhân thấy, người dân vẫn còn chủ quan, chưa chú trọng đến công tác vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở. Tại một số hộ gia đình vẫn còn các dụng cụ chứa nước không cần thiết có lăng quăng, bọ gậy….
Thạc sỹ Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh, cho biết: Trung tâm đã đề nghị chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của thôn, xóm; cần tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường để xử lý triệt để các vật dụng chứa lăng quăng, bọ gậy với phương châm “không có lăng quăng - bọ gậy, không có SXH”…
Với thời tiết mưa nắng thất thường như hiện này rất dễ bùng phát dịch SXH, chính vì vậy, Giám đốc CDC Hà Tĩnh cũng lưu ý mỗi một hộ gia đình đình kỳ hàng tuần cần kiểm tra, thu gom các vật dụng chứa nước không cần thiết, thả cá vào các bể chức nước sinh hoạt; khi người trong gia đình xuất hiện các biểu hiện như: sốt cao đột ngột, người mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy…, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà.
Từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh ghi nhận 13 ổ dịch SXH với 428 ca mắc, trong đó 148 ca vãng lai và 280 ca mắc tại chỗ. Hiện nay, 11 ổ dịch SXH đã được khống chế, còn 2 ổ dịch đang hoạt động đó là thôn 4, xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên và thôn Yến Giang, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà.
Qua giám sát thực tế của ngành y tế tại các ổ dịch thấy, không ít người dân vẫn còn tâm lý chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Các địa bàn xuất hiện ổ dịch SXH, công tác vệ sinh môi trường còn rất hạn chế; sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương còn chưa thực sự quyết liệt.
Xung quanh nhà các ca bệnh và cả cụm dân cư vẫn còn các vật dụng chứa nước không cần thiết, ao tù, nước đọng, tạo môi trường sinh sản cho muỗi vằn - vật trung gian truyền bệnh SXH.
Trước nguy cơ dịch SXH diễn biến phức tạp, Sở Y tế Hà Tĩnh đang chỉ đạo các cơ sở y tế vào cuộc quyết liệt để ngăn chặn dịch lây lan trên diện rộng.
Bác sỹ Nguyễn Tuấn, quyền Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh, nhấn mạnh: "Hiện nay, dịch SXH đang diễn biến hết sức phức tạp tại các tỉnh phía Nam và đối với Hà Tĩnh cũng đang là thời kỳ cao điểm của dịch. Chính vì vậy, đòi hỏi các địa phương tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống. Khi phát hiện ổ dịch mới, cần khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống, xử lý triệt để ổ dịch, tránh phát sinh thêm các ca bệnh và ổ dịch mới.
Để xử lý tận gốc nguy cơ SXH, việc triển khai có hiệu quả công tác vệ sinh môi trường và các biện pháp tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy, muỗi trưởng thành là đặc biệt quan trọng. Giải pháp này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ từ cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và tuyên truyền, vận động người dân thực hiện một cách thường xuyên, liên tục”.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.