Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 22 tháng 9 năm 2022 | 13:41

Điện Biên tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng ở huyện Nậm Pồ

Với mục đích giảm thiểu tình trạng phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa, cách làm hay để bảo vệ tài nguyên rừng của địa phương.

Nậm Pồ là một huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 149.559 ha. Huyện có tài nguyên rừng rất lớn, chưa tính diện tích đất đồi núi chưa sử dụng mà có khả năng sử dụng vào lâm nghiệp và diện tích rừng phát triển sau lương rẫy thì khoảng 60.000 ha đất rừng tự nhiên, chiếm khoảng 40% diện tích.

Nơi đây có tài nguyên rừng, thảm thực vật khá đa dạng, phong phú các chủng loại cây và được phân bố đều trên địa bàn 15 xã. Hiện, còn tồn tại một số loài cây quý hiếm nằm trong sách đỏ như: Pơ Mu, Sa Mu…; nhiều loại quý hiếm đem lại giá trị kinh tế cao cũng như trong nghiên cứu khoa học gồm: giổi, sấu, trám, muồng hoa vàng nhưng số lượng không đáng kể.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến nhiều người lao động của địa phương đi làm ăn ở các thành phố lớn mất việc phải quay về quê nên tình trạng phá rừng, đốt rừng để lấy đất sản xuất diễn ra nhiều. Bên cạnh đó, phong tục tập quán làm nhà bằng gỗ dẫn đến nhu cầu sử dụng gỗ tự nhiên còn quá lớn; đời sống kinh tế người dân khó khăn, trình độ dân trí thấp, tập tụp sản xuất lương thực không bền vững… cũng là những nguyên nhân chính.

 

Huyện Nậm Pồ tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng trên địa bàn quản lý. (ảnh Lan Phương)

 

Theo thống kê 6 tháng đầu năm, huyện Nậm Pồ đã ghi nhận lập hồ sơ 74 vụ phá rừng trái pháp luật gây thiệt hại 36,49ha. Thiệt hại rừng khoanh nuôi tái sinh 3,88ha, rừng sản xuất 20,87ha, rừng phòng hộ 11,74ha, chủ yếu tập trung ở các xã: Na Cô Sa, Nà Khoa, Nậm Nhừ, Nà Hỳ, Nậm Chua...

Để hạn chế tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, huyện Nậm Pồ đã đề ra những giải pháp căn cơ, nhất là huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng các dân tộc. Vai trò “nòng cốt” trong bảo vệ rừng, Hạt Kiểm lâm Nậm Pồ đã tham mưu cho huyện ra chỉ thị tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị, ngành chức năng trong quản lý, bảo vệ rừng, tổ chức các buổi tuyên truyền về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cho người dân các xã; tổ chức ký cam kết không khai thác, tàng trữ lâm sản trái phép, không để xảy ra đốt nương, làm cháy rừng.

Phát huy vai trò 121 tổ dân vận cơ sở phối hợp với lực lượng kiểm lâm đẩy mạnh tuyên truyền công tác giao đất, giao rừng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Kiện toàn, củng cố các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng với nhiệm vụ thường xuyên tuần tra, kiểm soát, nắm tình hình những khu vực trọng điểm, nguy cơ cháy rừng cao và các điểm buôn bán, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các vụ phá rừng xảy ra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm lâm luật, tiếp tay cho lâm tặc thực hiện hành vi phá rừng dưới mọi hình thức.

Huyện Nậm Pồ xác định việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những công cụ quản lý rừng hiệu quả, đảm bảo việc duy trì, khôi phục độ che phủ rừng. Đồng thời, nâng cao được chất lượng đa dạng sinh học, năng lực phòng hộ thông qua thực thi quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, rừng theo quy định của pháp luật với chủ trương thúc đẩy giải pháp đảm bảo tính “có chủ” của từng diện tích đất lâm nghiệp.

Ông Lò Văn Sáng, đại diện chủ rừng cộng đồng bản Nà Hỳ 2 (xã Nà Hỳ) chia sẻ: “Chúng tôi rất vui khi thấy rừng ngày một thêm xanh, nhiều chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển vốn rừng của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống. Đặc biệt, nhận thức về chăm sóc, bảo vệ rừng của người dân trong bản đã có sự thay đổi rõ rệt; bà con thường xuyên được cán bộ tuyên truyền về lợi ích của rừng, tác hại của việc chặt phá rừng... Cùng với đó, từ chính sách chi trả DVMTR, người dân có nguồn thu nhập ổn định nên ý thức giữ rừng ngày một nâng lên”.

Với những biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng đồng bộ từ huyện đến xã, thôn, bản cũng như tính quyết liệt trong từng giải pháp, tình trạng phá rừng trên địa bàn huyện Nậm Pồ đã được thuyên giảm. Qua đây, góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc bảo vệ, phát triển rừng.

 

 

 

Nguyễn Khôi (T/h)
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top