Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 4 tháng 7 năm 2023 | 16:15

Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT tham gia Chiến dịch trồng 1 triệu cây tre tại Yên Bái

Mới đây, tại xã Púng Luông và Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp trồng 2.550 cây măng tre Bát Độ (06 ha), trao tặng 10 suất học bổng cho 10 em học sinh dân tộc H’Mông vượt khó học giỏi và 10 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo tại địa phương.

Chương trình nằm trong Chiến dịch Vì một triệu cây tre Việt được phát động bởi dự án Thanh Âm Xanh, nhằm mục tiêu gây quỹ cộng đồng, nhằm xây dựng những cánh rừng tre trên khắp lãnh thổ Việt Nam, với mong muốn giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu.

Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ, trồng mới 2.550 cây măng tre Bát Độ (06 ha) tại xã Púng Luông và Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải.

Năm 2023, Chiến dịch tiếp tục hỗ trợ và trồng mới 2.550 cây giống măng tre Bát Độ nhằm hỗ trợ sinh kế cho người dân và thanh niên tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Với ưu điểm vốn đầu tư ít, sớm cho thu hoạch, thời gian thu hoạch dài, ít sâu bệnh, dễ trồng, năng suất cao, là cây trồng triển vọng, hứa hẹn giúp người dân nâng cao đời sống, phát triển kinh tế.

Tre được xem là cây trồng triển vọng, hứa hẹn giúp người dân nâng cao đời sống, phát triển kinh tế.

Chiến dịch cũng hướng đến việc hình thành một hệ sinh thái bền vững từ việc phát triển và làm giàu rừng bằng cây tre, từ đó giúp đỡ bà con phát triển sinh kế, đồng thời gìn giữ nét đẹp văn hóa tại địa phương.

Bên cạnh hoạt động trồng rừng, Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng măng tre Bát Độ cho đoàn viên, thanh niên và bà con nhân dân; trao tặng 10 suất học bổng cho 10 em học sinh dân tộc H’Mông vượt khó học giỏi và 10 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo tại địa phương.

Đoàn trao tặng 10 suất học bổng cho 10 em học sinh dân tộc H’Mông vượt khó học giỏi và 10 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo tại địa phương.

Cây tre hiện đang là giải pháp toàn cầu trong việc giảm thiểu các tác động từ biến đổi khí hậu. Là loài cây sinh trưởng nhanh ở bất cứ điều kiện nào, chỉ cần sau 5 năm, tre đã trở thành rừng tự nhiên và có chức năng cải tạo hệ thống nguồn đất, nguồn nước, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét...

Đây cũng là loại cây duy nhất sử dụng nguồn nước khoảng 6 lít/năm, phù hợp với tất cả các vùng đất khô hạn tại khu vực miền núi Tây Bắc. Tre cũng mang những đặc tính vô cùng thân thiện với môi trường như: hấp thụ carbon cao gấp 3-5 lần và tạo ra lượng oxy gấp 1,5 lần cây gỗ thông thường. Chỉ trồng một lần có thể khai thác liên tục trong vòng 60 năm không cần tái trồng. Ngoài ra tre còn đóng góp không nhỏ trong việc tạo hiệu quả kinh tế từ lợi ích khai thác từ rừng thông qua khai thác thương mại và du lịch.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top