Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 30 tháng 6 năm 2024 | 17:30

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Hà Tĩnh đạt hơn 40.594 tỷ đồng

Theo CụcThống kê Hà Tĩnh, 6 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Hà Tĩnh đạt hơn 40.594 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Cục Thống kê Hà Tĩnh, thị trường các mặt hàng thiết yếu trong 6 tháng đầu năm không có biến động lớn. Nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, nguyên nhiên liệu luôn được bảo đảm, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân.

Hoạt động thương mại - dịch vụ diễn ra sôi động hơn so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng ước đạt hơn 40.594 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa trong 6 tháng ước đạt hơn 34.321 tỷ đồng, tăng 20,56% so với cùng kỳ năm 2023. Các nhóm hàng thiết yếu chiếm tỷ trọng cao và có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước như: lương thực, thực phẩm ước đạt 16.528 tỷ đồng, tăng 26,9%; hàng may mặc ước đạt 2.184 tỷ đồng, tăng 43,8%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ước đạt 4.345 tỷ đồng, tăng 43,5%…

Hoạt động du lịch hè sôi động góp phần đưa doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú và du lịch lữ hành tăng mạnh.

Doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú và du lịch lữ hành đạt gần 4.010 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng chung này là nhờ vào hoạt động sôi động của mùa du lịch hè, nhu cầu đi tham quan nghỉ mát, vui chơi giải trí tăng kéo theo nhu cầu sử dụng các dịch vụ ăn uống, lưu trú tăng. Cụ thể trong nhóm này, doanh thu hoạt động lưu trú ước đạt 116,3 tỷ đồng; ăn uống ước đạt 3.852 tỷ đồng; du lịch lữ hành, dịch vụ hỗ trợ du lịch ước đạt 42 tỷ đồng.

Doanh thu các dịch vụ khác ước đạt gần 2.263 tỷ đồng, tăng 6,35% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Cục Thống kê, nhìn chung các hoạt động dịch vụ khác tăng trưởng đều ở 2 quý đầu năm. Nguyên nhân là do trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình trọng điểm đang được thi công, hoạt động xây dựng sôi động đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng máy móc thi công tăng, kéo theo đó là hoạt động vệ sinh công trình, cảnh quan đô thị cũng phát triển hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ như: làm đẹp, cắt tóc, gội đầu, dịch vụ dọn vệ sinh nhà... cũng khá nhộn nhịp.

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top