Chiều nay (4/6), Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Đại biểu Hà Sỹ Huân (Bắc Kạn) đặt câu hỏi chất vấn.
Đại biểu Hà Sỹ Huân (Bắc Kạn) chất vấn, tại Báo cáo phục vụ chất vấn tại Kỳ họp này về việc thực hiện chính sách pháp luật phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn đã chỉ ra hiệu quả triển khai các chính sách ưu đãi còn hạn chế. Như vậy, việc ban hành chính sách áp dụng chung cho các địa phương trên phạm vi cả nước còn nhiều hạn chế và sẽ còn khó khăn hơn đối với các địa phương không có nhiều lợi thế để thu hút doanh nghiệp tham gia chế biến nông, lâm thủy sản, nhất là các tỉnh miền núi.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng có giải pháp gì trong thời gian tới để tạo điều kiện cho các địa phương thu hút được các doanh nghiệp sẵn sàng tham gia chế biến nông, lâm thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn bằng những chính sách ưu đãi hơn?
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, vai trò của cơ giới hóa nâng cao giá trị chế biến nông lâm thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn được khẳng trong thực tế những năm vừa qua. Chúng ta đã thu được nhiều kết quả trong lĩnh vực này. Bộ cũng áp dụng nhiều giải pháp như ban hành nghị định về quản lý cụm công nghiệp; triển khai các chương trình ưu đãi, hỗ trợ để phát triển ở các địa phương…
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên
Cơ khí hóa nông nghiệp đã có nhưng kết quả rõ nét, máy móc dây chuyền chế biên đã tăng giá trị nông sản. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như tích tụ đất đai, sản phẩm đưa vào chế biến chưa đồng nhất, quy mô nhỏ, chất lượng chưa được ổn định. Thời gian tới, Bộ sẽ đổi mới nâng cao hiệu quả chính sách, khuyến khích sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp; tạo vùng nguyên liệu; thu hút đầu tư…
Theo Bộ trưởng, để thu hút doanh nghiệp vào vùng sâu, vùng xa thì phải có vùng nguyên liệu. Để có vùng nguyên liệu thì chính quyền địa phương phải quy hoạch được vùng trồng, vùng nuôi; áp dụng được công nghệ mới trong các khâu của quá trình sản xuất; bảo đảm sản phẩm xanh- sạch- chất lượng; sản xuất và cung ứng cho thị trường những cái thị trường cần chứ không phải những cái mà mình có.
Còn đại biểu Hà Hồng Hạnh (Khánh Hòa) cho biết, hiện nay, công nghiệp hỗ trợ trong phục vụ chế biến nông, lâm thủy sản của nước ta chưa đáp ứng yêu cầu trong chế biến nông sản để nâng cao giá trị và ổn định thị trường tiêu thụ. Các sản phẩm của ngành cơ khí trong phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn chưa chiếm lĩnh được thị trường trong khi máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp vẫn nhập khẩu. Do đó, đề nghị Bộ trưởng cho biết định hướng của ngành về vấn đề này trong thời gian tới?
Về vấn đề này, Bộ trưởng Hồng Diên cho biết, thời gian qua đã tích cực tham mưu cấp có thẩm quyền về cơ chế, chính sách cơ khí hóa cho nông nghiệp; đã sản xuất hàng loạt máy gieo trồng và thu hoạch; trên 90% số máy xay xát lúa, đánh bóng gạo chúng ta đã sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, cũng như xuất khẩu sang rất nhiều nước trên thế giới.
Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm bước đầu phát triển, các dây chuyền thiết bị nông sản như cà phê, hạt điều do doanh nghiệp trong nước thiết kế, chế tạo cũng được sử dụng trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản và giá trị tăng bình quân mỗi năm từ 8-10%.
Tuy vậy, vẫn còn những hạn chế, do đó thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tham mưu Chính phủ có cơ chế để tiếp tục khuyến khích tích tụ đất trong nông nghiệp theo pháp luật về đất đai và các quy định liên quan để tạo ra những vùng trồng, vùng nuôi quy mô lớn, đủ khối lượng sản phẩm để xuất khẩu. Áp dụng công nghệ mới trong quá trình sản xuất để bảo đảm các tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của các thị trường. Nâng cao hiệu quả chính sách khuyến công, công nghiệp nông thôn để hỗ trợ đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, khu công nghiệp chuyên biệt để phục vụ cho quá trình chuyển dịch trong khu vực nông nghiệp nước ta. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế ưu đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí chế tạo những sản phẩm máy móc, linh kiện và sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp…
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.