Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp khóa XI xác định: “Chuyển đổi số là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, làm thay đổi toàn diện phương thức quản lý của cả hệ thống chính trị, mô hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống xã hội của người dân, là con đường ngắn nhất để tỉnh phát triển nhanh, ngày càng hiện đại, giàu mạnh”.
Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp khóa XI xác định: “Chuyển đổi số là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, làm thay đổi toàn diện phương thức quản lý của cả hệ thống chính trị, mô hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống xã hội của người dân, là con đường ngắn nhất để tỉnh phát triển nhanh, ngày càng hiện đại, giàu mạnh”.
Trên cơ sở quan điểm đó, ngày 05/8/2022, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp, với 03 trụ cột gồm: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Tỉnh xác định 03 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số đó là: Nông nghiệp, Giáo dục, Y tế. Vì vậy, lần lượt 03 Đề án về chuyển đổi số chuyên ngành lần lượt được ban hành nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trong Đề án chuyển đổi số của tỉnh.
Qua hơn 01 năm triển khai thực hiện các Đề án, bước đầu đã mang lại kết quả phấn khởi. Trong đó, chỉ số chuyển đổi số của tỉnh (DTI) năm 2022 đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, tăng 10 bậc so với năm 2021 và tiếp tục đứng thứ 09/13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về chỉ số chuyển đổi số.
Người dân sử dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc trừ sâu, sử dụng bẫy đèn thông minh để dự báo tình hình sâu rầy, hệ thống điều khiển thiết bị tưới thông minh. Cùng với đó, hệ thống phần mềm một cửa và dịch vụ công trực tuyến, phần mềm quản lý văn bản và điều hành, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, tổng đài 1022 v.v. đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng chính quyền công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.
Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số giao tỉnh Đồng Tháp tiên phong trong triển khai Nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp và nền tảng truy xuất nguồn gốc. Bước đầu đã số hóa dữ liệu quản lý, tự động hoá trong quy trình thu thập - xử lý - báo cáo - lưu trữ hệ thống dữ liệu thống kê.
* Số hóa dữ liệu báo cáo định kỳ ngành nông nghiệp
Nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp hoàn thành xây dựng phân hệ báo cáo định kỳ, hỗ trợ cán bộ quản lý ngành nông nghiệp từ cấp xã đến cấp tỉnh số hóa dữ liệu báo cáo, tổng hợp tự động và gửi báo cáo trực tiếp thông qua website nền tảng chuyển đổi số tại địa chỉ VDAPES.COM.
* Quản lý dữ liệu ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Toàn tỉnh đã lắp đặt 06 Trạm quan trắc nước, 15 Trạm giám sát côn trùngsử dụng công nghệ IoT, AI trong việc tự động thu thập dữ liệu phục vụ cảnh báo, dự báo các bất lợi do thiên nhiên và dịch bệnh gây ra để kịp thời ứng phó.
* Quản lý dữ liệu, thiết lập quy trình cấp và giám sát mã số vùng trồng
Đã xây dựng phân hệ quản lý Mã số vùng trồng, với mục đích hỗ trợ quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
* Quản lý dữ liệu lĩnh vực chăn nuôi – thú y, thủy sản
Quản lý danh sách báo cáo số liệu về hộ chăn nuôi, tiêm phòng vaccine, kiểm soát giết mổ, công bố sản phẩm hợp quy, chứng chỉ hành nghề thú y, danh mục thuốc thú y, danh mục chế phẩm sinh học.
* Quản lý dữ liệu lĩnh vực phát triển nông thôn
Cập nhật các dữ liệu qua các biểu đồ thống kê, nắm chính xác các thông tin cũng như vị trí của các đối tượng được quản lý, bao gồm: Hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, Hội quán, sản phẩm OCOP, Nông thôn mới, làng nghề, tình hình di dân và sạt lở, đào tạo nghề nông thôn.
* Chia sẻ dữ liệu lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường
Tích hợp quản lý cơ sở dữ liệu về Tài nguyên và Môi trường với bản đồ tổng quan của 05 thành phần môi trường, với 107 điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh.
* Triển khai nền tảng truy xuất nguồn gốc
Triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Năm 2023 cấp mới 377 vùng trồng, diện tích 45.757,89 ha; có 09 cơ sở đóng gói được cấp mã số. Toàn bộ dữ liệu quản lý truy xuất nguồn gốc đều được tích hợp, quản lý trên nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp.
Hệ thống thông tin ngành y tế và hệ thống chẩn đoán bệnh từ xa được áp dụng tại 14/165 cơ sở ứng dụng khám, chữa bệnh từ xa.
Toàn tỉnh có 22/165 cơ sở khám, chữa bệnh chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt trong việc thanh toán phí, viện phí.
Hệ thống điều hành y tế thông minh đã kết nối đến 100% cơ sở khám chữa bệnh công lập, 83% dân số đã có hồ sơ sức khoẻ điện tử.
Đến nay, 100% các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở; 100% cán bộ quản lý và giáo viên được tập huấn về thí điểm triển khai hệ thống STEM Lab tại Trường THPT Đỗ Công Tường, tổ chức hội thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật ngày hội STEM; 465/597 trường học đã áp dụng và khuyến khích hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (đạt 78,18%).
Năm 2024, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục thúc đẩy việc số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính để tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa như: Căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn v.v. nhằm giúp tiết kiệm chi phí sao in hồ sơ, kết quả giải quyết, hạn chế việc phải kiểm tra xác minh mà sử dụng dữ liệu đã có để xác thực. Cùng với đó, hoàn thiện kho dữ liệu dùng chung và nền tảng dữ liệu mở để tích hợp dữ liệu của các địa phương, đơn vị và phân loại, chia sẻ lại cho các tổ chức, cá nhân cùng khai thác, qua đó tạo nền tảng phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền. Tỉnh đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm phát triển doanh nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Năm 2024, Đồng Tháp phấn đấu xếp vị trí thứ 29 trở lên về chỉ số chuyển đổi số (DTI) cấp tỉnh.
Nếu như năm 2023 được xác định là năm “Dữ liệu số” – thành tố cơ bản cấu thành của chuyển đổi số, thì năm 2024 lộ trình thực hiện chuyển đổi số của tỉnh tập trung mạnh mẽ trong việc nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, khai thác hiệu quả dữ liệu số, nền tảng số để hình thành những “Công dân số”, góp phần xây dựng “Xã hội số” theo Đề án đặt ra.
Năm 2023, các Tổ Công nghệ số cộng đồng đã hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng e-Đồng Tháp 6.800 lượt, hướng dẫn trên 4.200 lượt người dân cài đặt ví điện tử. Số lượng cửa hàng, dịch vụ sử dụng thanh toán điện tử là 739 cửa hàng, dịch vụ; đưa lên sàn thương mại điện tử là 189 sản phẩm.
Bên cạnh việc thực hiện các chỉ tiêu được giao, các Tổ Công nghệ số cộng đồng còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo nhu cầu thực tế phát sinh như: Hướng dẫn tạo tài khoản và hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến: 21.438 lượt hướng dẫn và nộp hồ sơ. Số lượng người dân được hướng dẫn thanh toán trực tuyến và có phát sinh hồ sơ thanh toán trực tuyến: 4.659 hồ sơ. Hỗ trợ người dân cài đặt VNeID: 46.189 lượt. Triển khai các ứng dụng khác như Y tế Đồng Tháp, VSSID, Sim chính chủ: 10.303 lượt.
Trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục tổ chức tập huấn định kỳ, tập huấn theo chuyên đề, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan hỗ trợ các Tổ Công nghệ số cộng đồng hoạt động hiệu quả, thúc đẩy nhanh việc lộ trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) đã khiến tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng về người và tài sản. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã nén đau thương cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống trong sự sẻ chia của đồng bào khắp mọi miền đất nước.
Một buổi sáng trời đầy nắng, hai chiếc xe tải nặng trĩu quần áo, sách vở cùng thầy và trò Trường THPT số 1 Thành phố Lào Cai vượt qua những vạt đồi sạt nham nhở, những cung đường lầy bùn đất về với các em nhỏ xã Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai). Nơi đây, vừa gánh chịu nỗi đau của trận sạt lở đất kinh hoàng, cướp đi sinh mạng và tài sản của nhiều gia đình, đặc biệt ở Làng Nủ.