Vừa qua, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa dẫn đầu Đoàn công tác có buổi gặp mặt các Hội quán, hợp tác xã trên địa bàn huyện Châu Thành.
Tính đến hết ngày 30/5, toàn huyện Châu Thành có 16 hợp tác xã đang hoạt động với tổng số 996 thành viên. Năm 2022, doanh thu bình quân của hợp tác xã là 416 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân khoảng 100 triệu đồng/năm.
Giai đoạn 2021 - 2022, huyện Châu Thành hỗ trợ đăng ký và đánh giá cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 03 hợp tác xã, với diện tích trên 140ha; đăng ký chứng nhận mã số vùng trồng cho 05 hợp tác xã, diện tích trên 351ha.
Ngoài ra, huyện hỗ trợ máy rửa khoai lang cho 02 hợp tác xã, đăng ký nhu cầu vốn, trang thiết bị và thực hiện chính sách hỗ trợ lao động trẻ tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng làm việc có thời hạn tại hợp tác xã.
Từ “Canh Tân Hội quán” – Hội quán đầu tiên của tỉnh, đến nay huyện Châu Thành phát triển được 14 Hội quán. Đặc biệt, có 05 hợp tác xã được thành lập trên nền tảng Hội quán. Các Hội quán tích cực tham gia vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thường xuyên tập huấn kỹ thuật nông nghiệp, định hướng thị trường cho nông dân...
Tại buổi gặp gỡ, lãnh đạo Hội quán, hợp tác xã bày tỏ sự đồng thuận và đánh giá cao tính hiệu quả của các loại hình hợp tác trên, đáp ứng được nguyện vọng của người dân, tạo hiệu ứng tích cực, từ đó thúc đẩy thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Chủ tịch Uỷ ban dân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa thăm mô hình trồng sầu riêng của anh Huỳnh Văn Sỹ (ấp Phú Long, xã Phú Hựu)
Để Hội quán, hợp tác xã ngày càng hoạt động hiệu quả, nhiều ý kiến cho rằng cần tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi; cần có tổ chức đứng ra dẫn dắt Hội quán, hợp tác xã hoạt động theo hướng chuyên nghiệp; có cơ chế khuyến khích hoạt động hợp tác xã thông qua hỗ trợ về nhân sự, vốn, kỹ thuật, mã chứng nhận vùng trồng...
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa ghi nhận các ý kiến trao đổi, chia sẻ của lãnh đạo Hội quán, hợp tác xã, nông dân tại buổi gặp gỡ. Đây là cơ hội để lãnh đạo tỉnh nắm bắt nguyện vọng, tâm tư của người dân, từ đó có những giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng mong muốn nông dân tiếp tục quan tâm sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị nông sản theo chuỗi ngành hàng, xây dựng thương hiệu hàng hóa cho sản phẩm. Bên cạnh đó, nông dân cần tạo sự liên kết từ cơ sở, tiến tới liên kết với doanh nghiệp chế biến, tăng cường mua chung, bán chung để giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận đầu ra cho nông sản.
Sáng cùng ngày, Chủ tịch Uỷ ban dân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa đến thăm mô hình trồng sầu riêng của anh Huỳnh Văn Sỹ (ấp Phú Long, xã Phú Hựu). Vườn sầu riêng của anh Sỹ trồng khoảng 130 cây sầu riêng giống Ri6, Monthong đang chuẩn bị thu hoạch với sản lượng dự kiến khoảng 02 tấn trái.
Theo dongthap.gov.vn
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.