Sáng 26/9, Thứ trưởng NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị tiếp và làm việc với bà Hilde Solbakken, Đại sứ Na-uy tại Việt Nam, ông Frisby Sean David Anthony, Giám đốc Quan hệ đối tác của Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) và đoàn công tác.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cho biết, Việt Nam phát triển dựa trên 3 trụ cột quan trọng gồm kinh tế, xã hội và môi trường. Tại COP26, Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí mê tan toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010; cùng 141 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất, cùng gần 50 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.
"Để làm được việc đó, chúng tôi mong muốn có sự hợp tác, cộng tác, hỗ trợ của các tổ chức thương mại", Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị kêu gọi và bày tỏ vui mừng vì Emergent là tổ chức tiên phong làm việc với Việt Nam trong lĩnh vực giảm phát thải, bảo vệ và phát triển rừng.
Thứ trưởng cũng thông tin, trong khuôn khổ COP26, Bộ NN-PTNT và Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) - cơ quan nhận ủy thác của Liên minh Giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính cho rừng (LEAF) đã ký kết Ý định thư liên quan đến giảm phát thải.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng đánh giá, việc triển khai thỏa thuận cũng là cơ hội để người dân Việt Nam, đặc biệt tại khu vực miền núi, miền Trung có cơ hội tham gia vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn.
Đáp lời Thứ trưởng, Đại sứ Nauy tại Việt Nam Hilde Solbakke cho biết: “Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong ký kết thỏa thuận này và cũng là một trong những quốc gia tiến đến giai đoạn đàm phán để có thể nhận được chi trả dựa trên kết quả. Phía Emergent/LEAF cam kết hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam cùng đồng hành với Anh, Mỹ, Hàn Quốc trong công tác này".
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với Đại sứ Nauy tại Việt Nam và đại diện tổ chức Emergent ngày 26/9.
"Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong ký kết thỏa thuận này và cũng là một trong những quốc gia tiến đến giai đoạn đàm phán để có thể nhận được chi trả dựa trên kết quả. Phía Emergent/LEAF cam kết hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam cùng đồng hành với Anh, Mỹ, Hàn Quốc trong công tác này", Đại sứ Hilde cho biết.
Bà Hilde cũng nêu một số nội dung trọng điểm mà hai bên cần làm việc như tăng cường chất lượng rừng, phát triển đa dạng sinh học, phát triển đa lợi ích; tăng cường hợp tác liên ngành, nâng cao năng lực cho các bên liên quan để đạt được các mục tiêu về lâm nghiệp.
Ông Frisby Sean David Anthony - Giám đốc Quan hệ đối tác của Tổ chức Emergent nhận định, Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong hoạt động bảo vệ, phát triển rừng cũng như các mục tiêu khác về môi trường với hàng loạt chiến lược và chương trình liên quan đang được triển khai.
Tổ chức Emergent/LEAF cho biết đang có ý định đưa lĩnh vực lâm nghiệp thành một trong những mục tiêu chuyển dịch tài chính toàn cầu. "Hiện nay chúng tôi cũng đang huy động ngân sách và tài chính quốc tế cho quỹ đối tác lâm nghiệp và phát triển lâm nghiệp, trong đó có hơn 1 tỷ USD sẵn sàng để giải ngân tại các quốc gia có hoạt động bảo vệ rừng như Việt Nam", đại diện Tổ chức Emergent cho biết.
Kết luận tại buổi làm việc Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị khẳng định, đối với Việt Nam lâm nghiệp là ngành có đóng góp quan trọng trong phát triển nhiều lĩnh vực như môi trường, kinh tế, xã hội. Sự hợp tác với Tổ chức Emergent là hoạt động giúp Việt Nam bảo vệ rừng, hướng tới phát triển lâm nghiệp bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng cũng cho biết, việc khai thác dịch vụ môi trường rừng đang diễn ra hiệu quả. Việt Nam có hệ thống quỹ bảo vệ, phát triển rừng từ Trung ương tới địa phương và có kinh nghiệm trong việc tiếp nhận và chi trả nguồn vốn này cho các đơn vị thụ hưởng.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.