Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 21 tháng 10 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 12 tháng 10 năm 2024 | 14:52

GRDP của Hải Phòng đứng thứ 2 khu vực ĐBSH trong 9 tháng

Trong 9 tháng năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn TP. Hải Phòng (GRDP) tăng 9,77% (kế hoạch năm tăng 11,5% - 12%), đứng thứ 8 cả nước và đứng thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu vừa chủ trì Hội nghị Thành ủy lần thứ 17 nghe báo cáo, cho ý kiến về một số nội dung theo Quy chế làm việc.

Theo báo cáo, 9 tháng đầu năm 2024, Thành ủy Hải Phòng và các cấp ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, vận động Nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và đối ngoại một cách đồng bộ, đạt được kết quả tích cực.

 Hội nghị Thành ủy lần thứ 17.

Tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định và phát triển, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tiếp tục có sự tăng trưởng so với cùng kỳ: Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) tăng 9,77% (kế hoạch năm tăng 11,5% - 12%), đứng thứ 8 cả nước và thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,09% so với cùng kỳ (kế hoạch năm tăng 15%); thu ngân sách nhà nước đạt 87.822,22 tỷ đồng, tăng 34,3% so với cùng kỳ (bằng 89,8% dự toán Trung ương giao, bằng 82,3% dự toán HĐND thành phố giao).

Kim ngạch xuất khẩu đạt 26,4 triệu USD, tăng 26,8% (bằng 80% kế hoạch năm); sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 123,48 triệu tấn, tăng 9,41% (bằng 65% kế hoạch năm); số lượng khách du lịch đạt 7.125,79 nghìn lượt, tăng 13,65% so với cùng kỳ (bằng 78,3% kế hoạch năm).

Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu phát biểu kết luận Hội nghị.

Tính đến hết ngày 30/9, vốn đầu tư công năm 2024 giải ngân 8.887,632 tỷ đồng, bằng 44% kế hoạch thành phố giao (19.972,7 tỷ đồng), bằng 52% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (17.019,2 tỷ đồng).

Qua nghe báo cáo, ý kiến của các đại biểu, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đề nghị các Sở, ngành, đơn vị, địa phương tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn, như tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau bão Yagi. Toàn hệ thống chính trị và các địa phương tập trung tối đa hoàn thành Kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công được giao; ưu tiên số 1 giải quyết thủ tục cho các dự án, nhiệm vụ liên quan đến giải phóng mặt bằng, đấu giá đất.

UBND thành phố đã ủy thác 150 tỷ đồng ngân sách thành phố sang Ngân hàng chính sách xã hội cho vay phục hồi sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Vì vậy, Bí thư Thành ủy Hải Phòng giao Ban cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo khẩn trương đẩy nhanh thủ tục và chỉ đạo Ngân hàng chính sách xã hội nhanh chóng triển khai giải ngân cho các hộ vay.

150 tỷ đồng ngân sách thành phố ủy thác sang Ngân hàng CSXH cho vay phục hồi sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng đề nghị MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố giám sát công tác hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi); tập trung vận động các tầng lớp Nhân dân tham gia xây dựng các công trình nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao theo kế hoạch của thành phố gắn với việc nhanh chóng hỗ trợ kịp thời để người nông dân chủ động, nhanh chóng khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3….

Hội nghị cũng nghe báo cáo về kết quả triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cấp thiết, trọng tâm cần thực hiện từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội XVI Đảng bộ thành phố. Thảo luận và thông qua đề cương các văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030; đây là nền tảng để hoàn thành các văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố; sau khi hoàn chỉnh sẽ chuyển các Ban, Bộ, ngành thảo luận, cho ý kiến.

Mạnh Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

  • Nâng cao chất lượng để tăng trưởng bền vững

    Nâng cao chất lượng để tăng trưởng bền vững

    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý 2/2024 đạt 6,93%, tính chung nửa đầu năm nay GDP cả nước tăng 6,42% so với cùng kỳ năm trước.

Top