Qua kiểm tra thực tế tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng xác định, toàn tỉnh có gần 159.000ha rừng có nguy cơ cháy cao, trong đó có hơn 1.246ha rừng tự nhiên.
Nắng nóng tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao
Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi dự báo, năm nay, nắng nóng xuất hiện sớm hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm với nhiệt độ trung bình 4 tháng đầu năm cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 độ C đến 1,8 độ C. Riêng tháng 4 nhiệt độ cao hơn từ 2 đến 3 độ C. Dự báo, từ tháng 5 đến tháng 8 sẽ xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ từ 39 độ C đến 41 độ C nên nguy cơ cháy rừng ở mức cao.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền cho biết, trước nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, các cơ quan, đơn vị và địa phương cần tăng cường tuyên truyền, phát huy vai trò, trách nhiệm của hội, đoàn thể và cộng đồng trong phòng cháy, chữa cháy rừng.
Vào thời điểm nắng nóng, nguy cơ cháy rừng cấp 4, cấp 5, cần phải quản lý chặt người ra vào rừng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại vào việc quản lý, bảo vệ rừng.
Gần 159.000ha rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nguy cơ cháy cao. Ảnh minh họa
Ghi nhận thực tế, để nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, các địa phương trong tỉnh đã thời kiện toàn 124 tổ, đội với 2.762 thành viên là các hộ nhận khoán bảo vệ rừng nhằm phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành ở địa phương trong việc huy động và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy khi xảy ra cháy rừng trên địa bàn.
Tính đến tháng 4, toàn tỉnh đã triển khai công tác tuyên truyền quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cho hơn 6.600 lượt người. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền lưu động, gửi tin cảnh báo cháy rừng qua mạng xã hội, sân khấu hóa nội dung tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy rừng, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý rừng...
Ngành kiểm lâm tỉnh đang khẩn trương rà soát lại phương án để chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với diễn biến thời tiết, thực trạng rừng tại mỗi khu vực; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng chủ rừng, yêu cầu ký cam kết không vi phạm các quy định bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, công tác thông tin, cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng, các hoạt động tập huấn, diễn tập nâng cao kỹ năng, phương thức, cách thức tổ chức thực hiện và phối hợp giữa các lực lượng tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng cũng được đẩy mạnh.
Ðể xảy ra cháy rừng, phá rừng, lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm
Bình Định là tỉnh có diện tích rừng lớn, vậy nên, khả năng và nguy cơ cháy rừng, phá rừng là rất lớn. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt ngành nông nghiệp, lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương và chủ rừng hết sức quan trọng. Giải pháp hết sức căn cơ là phải rà soát lại diện tích rừng hiện nay, diện tích nào cần đưa ra khỏi quy hoạch, diện tích nào chuyển từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất để tính toán phù hợp cho phát triển KT-XH. Các địa phương cũng rà soát lại, nguyên nhân phá rừng để có hướng xử lý.
Bên cạnh rất nhiều cấp, ngành, địa phương luôn nỗ lực, vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền địa phương, các chủ rừng, lực lượng thiếu sự quan tâm bảo vệ rừng; bên cạnh đó, diện tích rừng sản xuất giao UBND cấp xã quản lý, trên thực tế, nhiều nơi quản lý rất lỏng lẻo, để người dân lấn chiếm trồng, rồi lại đi cưỡng chế. Do đó các cấp, ngành phải tính lại việc giao rừng, theo nguyên tắc “rừng phải có chủ”, sau đó chuyển cho cá nhân hoặc tổ chức quản lý.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, năm 2023 đã xảy ra 6 vụ cháy rừng trồng, diện tích thiệt hại 23,69 ha. So với cùng kỳ năm 2022 tăng 6 vụ, diện tích tăng 23,69 ha. Tuy nhiên, chỉ xử lý hành chính 2 vụ, 4 vụ chưa xử lý do chưa xác định được nguyên nhân cháy và đối tượng gây cháy.
Đi sâu phân tích nguyên nhân, các hạt kiểm lâm cho rằng, trách nhiệm của chủ rừng trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) chưa cao, nhất là việc các hộ dân tự ý đốt thực bì sau khai thác rừng trồng không đúng theo quy định. Mặt khác, một số diện tích rừng gần khu dân cư, người dân thường xuyên sử dụng lửa đốt rác, đốt tổ ong..., gặp thời tiết bất lợi dễ xảy ra cháy rừng. Những ngày qua, thời tiết nắng nóng khô hanh kéo dài, trên toàn tỉnh cấp dự báo cháy rừng thường xuyên ở cấp IV, cấp V.
Còn có một thực tế, đó là công tác tổ chức chữa cháy rừng đang gặp nhiều khó khăn do địa hình hiểm trở; một số khu vực tiềm ẩn nguy hiểm như bom, đạn còn sót lại sau chiến tranh dễ phát nổ. Lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác PCCCR còn mỏng, thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Liên quan đến phương tiện, thiết bị PCCCR, Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định Trần Văn Phúc cho hay, một trong những giải pháp hiệu quả là tăng cường ứng dụng công nghệ. Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh xin nguồn kinh phí Trung ương, dự kiến khoảng 14 tỷ đồng để mua sắm thiết bị phục vụ PCCCR.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định, Nguyễn Tuấn Thanh cho rằng, nguyên nhân chủ quan dẫn đến cháy rừng không nhỏ. Cụ thể, trong năm nay, phương án, giải pháp PCCCR của một số cấp, ngành, lực lượng, đặc biệt ở các địa phương còn khá chung chung. Do đó, Quy chế phối hợp phải hết sức cụ thể, phân định rõ sự quản lý, điều hành, trách nhiệm từng cấp, từng lực lượng, từng địa phương mới mang lại hiệu quả.
Bình Định là tỉnh có diện tích rừng lớn, vậy nên, khả năng và nguy cơ cháy rừng, phá rừng là rất lớn. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt ngành nông nghiệp, lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương và chủ rừng hết sức quan trọng. Giải pháp hết sức căn cơ là phải rà soát lại diện tích rừng hiện nay, diện tích nào cần đưa ra khỏi quy hoạch, diện tích nào chuyển từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất để tính toán phù hợp cho phát triển KT-XH. Các địa phương cũng rà soát lại, nguyên nhân phá rừng để có hướng xử lý.
Bên cạnh rất nhiều cấp, ngành, địa phương luôn nỗ lực, vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền địa phương, các chủ rừng, lực lượng thiếu sự quan tâm bảo vệ rừng; bên cạnh đó, diện tích rừng sản xuất giao UBND cấp xã quản lý, trên thực tế, nhiều nơi quản lý rất lỏng lẻo, để người dân lấn chiếm trồng, rồi lại đi cưỡng chế. Do đó các cấp, ngành phải tính lại việc giao rừng, theo nguyên tắc “rừng phải có chủ”, sau đó chuyển cho cá nhân hoặc tổ chức quản lý.
Trong công tác bảo vệ phải tăng cường tuần tra, kiểm soát và có giải pháp xử lý nghiêm để làm gương. Các trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng, PCCCR phải được trang bị đầy đủ. Lực lượng CA phải tích cực vào cuộc và kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh cho biết, có hai nguyên nhân chính rừng bị phá. Một là, bà con dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, dù trước đây tỉnh đã cấp cho bà con rồi nhưng nay gia đình có thêm người, nếu họ thật sự thiếu thì mình phải quy hoạch hợp lý để họ không phá rừng hoặc hỗ trợ họ chuyển đổi nghề. Một lý do khác là người dân cố ý phá rừng, trong trường hợp này thì phải cương quyết xử lý.
“Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phải nói thẳng, cụ thể về hình phạt, mức phạt, chứ không nói chuyện nâng cao nhận thức, ý thức, bởi thực tế cho thấy, dân trí đã nâng lên và không ít trường hợp móc nối nhau, cố tình phá rừng. Trên tinh thần đó, mọi phần việc liên quan cần được xem xét ở nhiều khía cạnh, thấu tình đạt lý nhưng phải kiên quyết, có tính răn đe”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định nhấn mạnh.
Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng ở Long An
Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh Long An quan tâm thực hiện.Mùa khô năm 2024, nắng nóng kéo dài, mực nước trên kênh, rạch xuống thấp làm gia tăng nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh ở mức độ cực kỳ nguy hiểm. Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh tích cực phối hợp các chủ rừng triển khai, thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy rừng (PCCR) nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng xảy ra.
Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (huyện Tân Hưng) là nơi sinh sống của hơn 150 loài thực vật; 148 loài chim gồm nhiều loài có tên trong Sách Đỏ; 78 loài thủy sản nước ngọt, trong đó có 27 loài đặc hữu sông Mekong như cá tra dầu, cá lóc bông, cá thát lát, cá linh,... Khu vực này có tổng diện tích đất lâm nghiệp hơn 2.000ha, trong đó diện tích rừng chiếm gần 1.200ha, chủ yếu là rừng tràm.
Do nắng nóng kéo dài làm cho các lớp thực bì khô dễ bắt lửa, mực nước trong các kênh, rạch xuống thấp, nguy cơ xảy ra cháy rất cao. Trong khi đó, diện tích rừng được bố trí theo từng phân khu với diện tích từ 150-200ha, trường hợp xảy ra cháy sẽ gặp khó khăn trong việc ngăn chặn lửa.
Giám đốc Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen - Trương Thanh Sơn cho biết, nhằm ứng phó với nguy cơ cháy rừng, Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen bố trí 4 chốt cùng 4 tháp canh lửa và lực lượng, phương tiện phục vụ công tác PCCR ở nhiều khu vực trọng yếu. Đơn vị cũng thường xuyên tuyên truyền người dân sống quanh khu vực nâng cao ý thức PCCR mùa khô; vận động 100% hộ dân trong khu vực ký cam kết phòng cháy, chữa cháy rừng; bố trí phương tiện PCCR, thường xuyên kiểm tra, vận hành máy chữa cháy chuyên dụng và phương tiện vận chuyển.
Tại Lâm trường Vĩnh Lợi, huyện Tân Hưng, Ban Quản lý lâm trường cũng chủ động thực hiện nhiều giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong đó, các tổ PCCR được thành lập gồm các thành viên lâm trường và người dân trong khu vực.
Ông Lê Anh Đạt, phụ trách Lâm trường Vĩnh Lợi cho biết, lâm trường có hơn 1.100ha rừng tràm. Trong mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Ngoài thành lập các tổ PCCR, tổ chức bảo vệ 24/24 giờ, đơn vị còn nạo vét kênh, rạch trong khu vực, trang bị thêm các thiết bị chuyên dụng,... nhằm chủ động ứng phó trong trường hợp xảy ra cháy.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Long An - Lê Hữu Lợi, thời gian qua, nắng nóng kéo dài, có thời điểm làm gia tăng nguy cơ cháy rừng trên địa bàn lên mức độ cực kỳ nguy hiểm. Chi cục Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ các đơn vị liên quan tập trung thực hiện tốt kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2024 nhằm chủ động ứng phó kịp thời các nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra; bảo đảm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Theo đó, chi cục phối hợp các đơn vị liên quan tập trung triển khai, yêu cầu các chủ rừng có trách nhiệm chủ động triển khai giải pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng như xây dựng đê bao giữ nước, các bến lấy nước chữa cháy tại các đập, kênh dẫn nước nội đồng bảo đảm phương tiện chữa cháy tiếp cận dễ dàng; xây dựng đường băng cản lửa.
Tổ chức lực lượng làm giảm khối lượng vật liệu cháy trong rừng, thực hiện nghiêm biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo cấp dự báo cháy rừng, từ cấp I (cấp thấp, ít có khả năng cháy rừng) đến cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm, thời tiết khô, hạn kéo dài, có khả năng cháy lớn và lan nhanh trên các loại rừng). Các biện pháp chữa cháy rừng phải kịp thời, chính xác, khẩn trương, bảo đản an toàn cho người và phương tiện theo phương châm "4 tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
Cùng với đó, lực lượng kiểm lâm phối hợp các lực lượng liên quan tăng cường công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các địa phương, các đơn vị chủ rừng về an toàn PCCR và kiểm tra việc tổ chức triển khai, thực hiện công tác bảo vệ rừng, PCCR, khả năng huy động lực lượng, phương tiện khi xảy ra cháy rừng trên địa bàn.
Toàn tỉnh Long An có hơn 21.185ha rừng, trong đó, rừng đặc dụng hơn 1.833ha; rừng phòng hộ hơn 2.087ha; rừng sản xuất hơn 17.264ha. Rừng của tỉnh chủ yếu là cây tràm cừ; trong đó có hơn 50% diện tích đất rừng là của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và tự bỏ vốn trồng rừng sản xuất.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An - Nguyễn Minh Lâm, những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng được tỉnh quan tâm thực hiện. Cụ thể, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình số 17-CTr/TU, ngày 05/6/2017 về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”. Bên cạnh đó, hàng năm, tỉnh đều ban hành nhiều kế hoạch, chỉ đạo tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, nhất là vào mùa khô; đồng thời, tuyên truyền, vận động người dân sinh sống trong khu vực xung quanh rừng ký cam kết trách nhiệm về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Công tác phòng, chống cháy rừng cần được quan tâm thực hiện tốt.
Để phòng chống cháy rừng, các trang thiết bị, phương tiện và công trình bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm thực hiện, đầu tư. Hiện toàn tỉnh có khoảng 100 máy chữa cháy chuyên dụng với 1.679 cuộn vòi chữa cháy dài 33.580m, trong đó lực lượng kiểm lâm có 17 máy với 440 cuộn vòi chữa cháy; công an có 16 máy với 182 cuộn vòi chữa cháy; quân đội có 7 máy với 227 cuộn vòi chữa cháy; các địa phương có rừng có 15 máy với 102 cuộn vòi chữa cháy; các chủ rừng có 45 máy với 728 cuộn vòi chữa cháy và một số phương tiện, dụng cụ khác như máy bơm, máy ủi, thùng tưới nước, bình xịt, xuồng máy,...
Bên cạnh đó, công tác tổ chức lực lượng bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cũng được quan tâm thực hiện. Tính đến nay, toàn tỉnh Long An đã củng cố, kiện toàn 65 Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 với 918 thành viên. Trong đó, cấp tỉnh 1 ban chỉ đạo, 12 thành viên; cấp huyện 8 ban chỉ đạo, 105 thành viên; cấp xã 48 ban chỉ đạo, 742 thành viên; tổ chức, doanh nghiệp (chủ rừng) có 14 ban chỉ huy, 106 thành viên; đồng thời, xây dựng, kiện toàn 176 tổ, đội bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng ở cơ sở và chủ rừng là 2.268 thành viên với nhiệm vụ tuần tra, canh gác bảo vệ rừng, chữa cháy rừng
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, đơn vị thường xuyên chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu hộ, cứu nạn Công an tỉnh, ban chỉ đạo các huyện, thị xã có rừng cùng với các ngành chức năng kiểm tra, rà soát việc triển khai, thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; kết quả triển khai, thực hiện phương châm “4 tại chỗ”; khả năng phối hợp giữa các lực lượng, sử dụng phương tiện khi có cháy rừng xảy ra. Công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng và PCCR được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ rừng và PCCR./.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.