Tính đến chiều 25/9, tại cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa và cảng cá Tịnh Kỳ, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, có rất nhiều tàu thuyền vào trú tránh bão số 4, còn có tên quốc tế là Noru.
Tại các cảng neo trú tàu thuyền, ngư dân đang khẩn trương kiểm tra, giằng néo dây buộc tàu, che phủ ngư cụ để đảm bảo an toàn trong bão. Nhiều chủ thuyền còn dùng lốp ôtô buộc vào thuyền để tránh va đập trong trường hợp sóng to, gió lớn.
Ngư dân Phạm Thanh Tân, trú xã Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi), thuyền trưởng tàu cá QNg 91539TS) chia sẻ: “Dù chưa khai thác hết chuyến biển, tàu đánh bắt được vài tấn cá nục và bán với giá 12.000 đến 14.000 nghìn đồng/kg vẫn chưa đủ tổn. Tuy nhiên, khi nắm thông tin về đường đi của cơn bão số 4 sắp đổ vào nước ta, tôi đã cho tàu quay lại cảng để xuất bán hải sản và neo đậu tránh trú bão để đảm bảo an toàn cho anh em thuyền viên và tàu cá, đợi khi qua bão sẽ tiến hành ra khơi trở lại”.
Trung tá Lâm Văn Viễn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Sa Kỳ cho biết, trên địa bàn TP Quảng Ngãi thì còn 162/3309 phương tiện đang hoạt động trên biển, đơn vị đã liên lạc với tất cả phương tiện này. Đã thông báo hướng đi của bão, tuyên truyền và thông báo cho bà con ngư dân chủ động vào nơi trú tránh an toàn.
Trong khi đó, theo Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Lý Sơn, hiện trên địa bàn có 725 phương tiện các loại như tàu cá, tàu vận tải, tàu khách, ca nô. Trong đó, tổng số tàu thuyền đang hoạt động trên biển là 32 tàu với 414 lao động, tất cả đều đã được liên lạc và hướng dẫn di chuyển vào khu vực tránh trú.
Đối với lồng bè nuôi trồng thủy sản, huyện Lý Sơn hiện có 51 lồng bè neo ở khu nuôi trồng thủy sản, cách cửa vũng neo trú tàu thuyền An Hải lý Sơn 500m. Ngoài ra ở những điểm nhà cửa xung yếu, người dân được sự hỗ trợ của các lực lượng chức năng như bộ đội, dân quân tự vệ vận chuyển các bao cát lớn gia cố lại mái nhà, chặt các cành cây xanh có nguy cơ ngã đổ ảnh hưởng đến tài sản.
Trên khu vực vùng biển, tàu thuyền của ngư dân cũng đang sắp xếp lại nơi neo đậu, néo tàu thuyền chắc chắn tránh va đập làm hư hỏng. Ngoài ra, các hộ nuôi trồng thủy sản cũng khẩn trương thu dọn lòng bè để kéo vào nơi trú tránh trước ngày 26/9.
Chia sẻ về công tác ứng phó bão số 4, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Đến chiều 25/9, huyện Lý Sơn cơ bản thực hiện xong hết công tác chuẩn bị ứng từ chằng chống nhà cửa, neo trú tàu thuyền, lồng bè, chặt tỉa cây xanh. Đối với địa phương hầu như không cần phải di dời dân mà chỉ thông báo với người dân có nhà không kiên cố qua những nhà an toàn hoặc các trụ sở, cơ quan để tránh trú.
Theo bà Hương, hiện cơ bản các tàu cá địa phương đã vào các khu neo đậu âu thuyền Lý Sơn trú tránh bão an toàn. Còn đối với các hộ dân nuôi cá lồng bè không chấp hành theo phương án ứng phó thì sẽ tiến hành cưỡng chế.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Ngãi, toàn tỉnh hiện có gần 4.930 tàu thuyền đã vào nơi neo đậu tránh trú, trong đó có gần 1.000 tàu cá neo đậu tại 5 cảng cá và cảng neo trú tàu thuyền của tỉnh là Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, Mỹ Á, Sa Huỳnh và Lý Sơn. Hiện Ban quản lý Các cảng cá tỉnh đã chủ động phối hợp cùng các đơn vị kêu gọi tàu thuyền và giúp đỡ ngư dân neo đậu, giằng néo tàu thuyền đúng kỹ thuật, đúng nơi quy định, nhằm hạn chế thiệt hại do phương tiện va đập khi có sóng to gió lớn.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.