Nhiều hộ dân tại huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) mất trắng lúa, ngô, hoa màu do trận mưa đá đêm 23/4.
Sáng ngày 25/4, chúng tôi có mặt tại cánh đồng bãi trồng ngô xã Thọ Hải (huyện Thọ Xuân) hàng trăm ha ngô đang trong thời kỳ tạo bắp, đông sữa đổ rạp. Nhiều ruộng ngô chỉ còn sót lại vạt ngô đầu bờ, diện tích bị gãy gập được người dân cắt bỏ hoặc thu hoạch non do không thể phục hồi.
Trên cánh đồng bãi trồng ngô xã Thọ Hải, hàng trăm ha ngô đang trong thời kỳ tạo bắp, đông sữa đổ rạp.
Hộ ông Nguyễn Văn Sáu thôn Tân Thành, có diện tích 50ha ngô, sắn, đồng thời là hộ trồng lớn nhất huyện Thọ Xuân, sau trận mưa đá đêm ngày 23/4 đã khiến toàn bộ khoảng 30ha ngô của gia đình gãy đổ, ước tính thiệt hại cả trăm triệu đồng.
“Vụ này tôi đầu tư khoảng 600 triệu đồng để sản xuất ngô sinh khối và ngô ngọt. Chỉ một đêm, mưa đá đã khiến toàn bộ diện tích ngô đang trong quá trình phát triển bị gãy ngang thân và không có khả năng hồi phục. Diện tích ngô bị thiệt hại không có khả năng thu hồi vốn vì chưa đạt chất lượng. Sản xuất nông nghiệp phải chấp nhận rủi ro, nhưng chưa năm nào nhà tôi mất trắng vụ ngô như năm nay”, ông Sáu cho biết và mong muốn các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ thiệt hại cho gia đình để có vốn tái đầu tư sản xuất.
Trên cánh đồng Đển thôn Xuân Tân, xã Xuân Hưng, bà Hà Thị Thư 50 tuổi đang tranh thủ thời tiết hửng nắng ra đồng dựng mấy sào lúa vừa bị đổ rạp cho biết: Gia đình bà có 4 sào lúa Thái Xuyên đang đang phơi màu, dự kiến khoảng 10 ngày nữa sẽ bước vào giai đoạn chắc xanh, nay chỉ sau một đêm đã bị đổ gập, ngập trắng do trận mưa đá và lốc xoáy. Giờ bó lúa như thế này để lấy rơm cho trâu ăn, vì bông lúa ngâm nước, có nguy cơ thối hạt.
Bà Hà Thị Thư đang dựng mấy sào lúa vừa bị đổ rạp trên cánh đồng Đển thôn Xuân Tân, xã Xuân Hưng do mưa đá và lốc xoáy đêm 23/4.
Bà Thi vừa cặm cụi vừa lau mồ hôi nhễ nhãi trên khuôn mặt nói: Đầu vụ, ước tính sản lượng đạt 3,5 tạ/sào nay cùng lắm chỉ đạt 1 tạ/sào, có nơi mất trắng. Nếu mấy ngày tới ông trời trút thêm trận mưa lớn nữa coi như nông dân trắng tay vụ này. Không chỉ gia đình tôi bị thiệt hại mà cả cánh đồng Đển rộng cả chục ha của người dân trong thôn đều bị hư hỏng.
Ông Vũ Đình Đông, Chủ tịch UBND xã Xuân Hưng cho biết: Trận mưa đá, lốc xoáy đêm 23/4 kéo dài 45 phút đã làm thiệt hại lớn diện tích lúa, ngô, sắn và hoa màu trên địa bàn. Ngoài ra, mưa còn 38 căn nhà lợp bờ lô xi măng và ngói cũ bị phá hỏng toàn bộ.
Ngôi nhà lợp bằng mái ngói cũ tại xã Xuân Hưng bị mưa đá làm hư hỏng toàn bộ phải dùng bạt để bao phủ.
“Nếu diện tích đất lúa hơi rum rum thì có khả năng được thu hoạch nhưng năng suất rất thấp, còn diện tích dập xuống thì mất trắng luôn, diện tích đất lúa không đứng lên được sẽ bị mất 70% diện tích đất lúa vụ hè thu của xã’, ông Đông cho biết thêm.
Gần 100 ha sắn bị thiệt hại của xã Xuân Hưng do mưa đá.
Theo lãnh đạo huyện Thọ Xuân, trận mưa đá hôm 23/4 khiến 675ha lúa, ngô, hoa màu tại huyện bị gãy, đổ. Trong đó xã Thọ Hải và xã Xuân Hưng bị thiệt lớn. Đối với xã Thọ Hải trên diện tích 104 ha ngô đang giai đoạn đông sữa, chắc hạt bị đổ gãy hoàn toàn; 6 ha rau ăn lá bị dập và một số diện tích nhà lưới bị gió thổi rách; 4,7ha lúa bị đổ rạp.
Tại xã Xuân Hưng (Thọ Xuân) có 108,5 ha lúa và gần 100ha sắn bị đổ, gãy hoàn toàn. Ngoài ra, mưa đá đã khiến 38 ngôi nhà trong xã bị hư hỏng nặng phần mái ngói. Ở một số địa phương khác như xã Xuân Giang, Thọ Diên, thị trấn Sao Vàng của huyện Thọ Xuân cũng bị thiệt hại hoa màu do gió mạnh và mưa đá gây ra. Nhiều diện tích có nguy cơ mất trắng hoặc cho năng suất không như kỳ vọng.
Trước tình hình trên đây, lãnh đạo huyện Thọ Xuân đã kịp thời chỉ đạo các cấp, các ngành và các đơn vị trong huyện khẩn trương hỗ trợ, phối hợp với bà con thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai. Trong khi đó, tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa có báo cáo cụ thể thiệt hại do trận mưa đá đêm ngày 23/4 gây ra.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.