Theo VASEP, giá tôm nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long đã tăng mạnh từ giữa tháng 8 và dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới do thiếu hụt nguồn cung.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), từ giữa tháng 8 đến nay, giá tôm thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long tăng khá mạnh. Nguyên nhân một phần do nguồn cung giảm, trong vụ bà con nuôi ít và dịch bệnh trên tôm.
Sản lượng tôm nuôi giảm do thời tiết khắc nghiệt, chi phi đầu vào nuôi tôm tăng cao. Sản xuất tôm nguyên liệu từ các nước sản xuất chính trên thế giới gặp nhiều vấn đề khiến sản lượng giảm, cũng góp phần đẩy nhu cầu tôm Việt Nam lên cao hơn.
Đến tháng 10 và tháng 11, giá tôm nguyên liệu, đặc biệt là các loại tôm cỡ nhỏ, đã ghi nhận mức tăng mạnh. Sự thiếu hụt nguồn cung và tồn kho thấp tại các nhà máy chế biến khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá thu mua để duy trì hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Tình hình này đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu tôm Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng, khi các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản và EU ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể.
Giá tôm nguyên liệu tăng dần
Đáng chú ý, giá tôm 50 con/kg tại đầm đã tăng mạnh nhất vào tháng 10, tăng 6%. Cả nhà máy và thương lái đều chuyển hướng tập trung vào tôm cỡ nhỏ do tình trạng khan hiếm và giá tôm cỡ lớn cao.
Giá tăng khá đáng kể, đặc biệt là loại 50 con/kg, tăng khoảng 30% kể từ tuần 35, lên 155.000 VND (6,10 USD)/kg trong giữa tháng 11. Đây là lần đầu tiên giá loại 50 con chạm mức 6 USD/kg kể từ cuối năm 2021. Giá tôm cỡ 100 con thu hoạch tại tỉnh Đồng Tháp, có giá là 85.000-90.000 VND/kg trong tuần kết thúc vào ngày 14/11. Mức giá tôm này khá ổn định ở mức 85.000-88.000 VND/kg vào đầu tháng 10.
Không chỉ tôm chân trắng, giá tôm sú cũng ghi nhận sự tăng mạnh từ đầu tháng 10, đặc biệt là các cỡ lớn, với mức giá tương đương mức giá của đầu năm 2024. Tuy nhiên, do nguồn cung tôm lớn bị hạn chế, các nhà máy chế biến tôm đã chuyển trọng tâm sang các loại tôm cỡ nhỏ hơn, đẩy giá các loại tôm này lên cao.
Theo số liệu từ VASEP, tháng 10/2024, xuất khẩu tôm chân trắng của Việt Nam đã tăng trở lại lên 35.350 tấn, tăng 47% so với tháng 9 và tăng 30% so với tháng 10/2023.
Xuất khẩu sang tất cả các thị trường chính đều tăng mạnh, bao gồm Hoa Kỳ (51%), Nhật Bản (74%), Trung Quốc và Hồng Kông (33%), EU (52%), Hàn Quốc (85%) và Vương quốc Anh (4%).
Hoa Kỳ là thị trường tôm chân trắng hàng đầu, chiếm 21% tổng khối lượng xuất khẩu tôm chân trắng của Việt Nam. Giá xuất khẩu trung bình của tất cả các sản phẩm tôm chân trắng bán ra thị trường tiếp tục xu hướng tăng, tăng 1% so với tháng 9 lên 8,32 USD/kg.
Về vấn đề này, Bà Nguyễn Thu Hà, Chuyên gia thị trường Tôm của VASEP chia sẻ. “Trước tình hình tôm nguyên liệu hiện tại, nguồn cung sẽ còn thiếu hụt đến hết quý I năm sau. Trong khoảng thời gian này, các doanh nghiệp chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hy vọng năm 2025, thời tiết sẽ thuận hơn trong việc nuôi tôm, sớm cải thiện tình hình nguồn cung tôm nguyên liệu.” .
Bên cạnh đó, tình hình hiện tại vẫn đòi hỏi sự thận trọng và chiến lược lâu dài từ các doanh nghiệp trong ngành chế biến tôm.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Tại Tọa đàm “Triển khai AI trong Thực tế” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 diễn ra chiều 4/12 tại Hà Nội, GS. Yann LeCun, Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo tại Meta, một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho AI, đưa ra ý tưởng về cách phát triển AI trong tương lai với mục tiêu công cụ này thông minh như con người.