Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 2 tháng 6 năm 2023 | 12:11

Giải pháp giảm thải ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam

Tại Tọa đàm "Đánh bại ô nhiễm nhựa - Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam", diễn ra mới đây nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã đưa ra các giải pháp để hạn chế tình tạng ô nhiễm rác thải nhựa nhân sự kiện hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6.

Mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa

Tại buổi tọa đàm, ông Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho biết, biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề cấp thiết của toàn cầu hiện nay. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế thiếu bền vững đã kéo theo nhiều hệ lụy liên quan đến môi trường. Ngày Môi trường Thế giới hàng năm đều chọn ra một vấn đề nóng để làm chủ đề, và chủ đề năm nay là  "Đánh bại ô nhiễm nhựa" (Beat plastic polution).

Ông Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Ở Việt Nam, hiện nay trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi ni lông, 80% số túi ni lông đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Việt Nam đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới. Rác thải nhựa gây ra cái chết cho nhiều sinh vật, các hóa chất phụ gia trong sản phẩm nhựa có thể tác động trực tiếp đến con người và động vật", PGS.TS Lưu Đức Hải cảnh báo.

Bà Dương Thị Phương Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ Tài nguyên Môi trường (Viện Chiến lược, Chính sách và Tài nguyên Môi trường) cho biết, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý chất thải (QLCT) tiếp tục được hoàn thiện, đặc biệt là sau khi Luật BVMT 2020 được thông qua. Trong đó, các quy định về phân loại rác tại nguồn và thu phí theo khối lượng/thể tích chất thải phát sinh; trách nhiệm thu hồi và tái chế sản phẩm, bao bì thải bỏ; lộ trình cấm sản xuất tiêu dùng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và hạn chế chôn lấp trực tiếp... đã góp phần thúc đẩy giảm chất thải nhựa.

Nhà nước đã có các chính sách khuyến khích hoạt động tái chế chất thải (ưu đãi về đất đai, ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư, ưu đãi về thuế, phí và lệ phí và trợ giá sản phẩm, dịch vụ về bảo vệ môi trường). Các chính sách về nhập khẩu phế liệu đã có những quy định cụ thể; thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường nhằm giảm các tác động môi trường từ hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài cho hoạt động tái chế.

Công cụ kinh tế cho các hoạt động bảo vệ môi trường đã được quy định trong Luật BVMT 2020 và NĐ 08/2022/NĐ-CP. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Quy định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, từ đó làm cơ sở để huy động nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động tái chế chất thải nhựa...

Bà Dương Thị Phương Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ Tài nguyên Môi trường trình bày tham luận tại Tọa đàm.

Các quy định về QLCT nói chung, tái sử dụng và tái chế nói riêng đã có nhiều đột phá trong Luật BVMT 2020. Tuy nhiên, chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về các loại chất thải nhựa. Chúng ta đã có các chính sách hỗ trợ cho tái chế chất thải, nhưng còn thiếu các hướng dẫn cụ thể để có thể tiếp cận đến các ưu đãi theo quy định của Luật BVMT 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bà Anh phân tích thêm, chúng ta cũng thiếu các hướng dẫn về lựa chọn công nghệ tái chế, xử lý chất thải rắn; thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm tái chế. Các quy định liên quan đến trách nhiệm tái chế, trách nhiệm xử lý của nhà sản xuất, nhập khẩu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu cần có hướng dẫn cụ thể hơn để có thể áp dụng trong thực tiễn. Cần ban hành các quy định tạo thị trường cho sản phẩm tái chế để có thể cạnh tranh với các sản phẩm được sản xuất từ nhựa nguyên sinh..

Nhiều giải pháp

Về giải pháp, bà Đặng Thị Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, để bảo vệ môi trường trước tác hại của chất thải nhựa cần có những biện pháp quản lý tổng hợp, từ chủ trương chính sách đến hướng dẫn và khuyến khích thay thế, giảm thiểu và sử dụng hợp lý vật liệu nhựa (đặc biệt là các loại túi nylon). Đẩy mạnh tái sử dụng, tái chế  sản phẩm nhựa hướng tới một xã hội tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

Bà Chi đề xuất, cần ban hành những chính sách giáo dục tuyên truyền tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường, áp dụng các chính sách kinh tế, tăng thuế, đặc biệt đối với các bao bì nhựa, nylon khó phân hủy. Áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa. Áp dụng công nghệ tái chế chất thải nhựa bằng nhiều phương pháp, vừa có thể xử lý chất thải nhựa khó phân hủy, vừa mang lại hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi tường...

Ông Đặng Thị Kim Chi - Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm.

Cũng theo bà Chi, sản phẩm nhựa và chất thải nhựa ngày càng phát sinh nhiều, trong khi chưa có các biện pháp kiểm soát tích cực,  gây nhiều tác động xấu, ô nhiễm môi trường. Nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường trước những tác động tiêu cực của chất thải nhựa, cần thiết phải có các giải pháp quản lý tổng hợp từ chính sách, quy hoạch phát triển sản phẩm nhựa; tăng cường giáo dục tuyên truyền, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, tăng cường tái sử dụng và tái chế chất thải nhựa. Các giải pháp công nghệ - kỹ thuật là rất cần thiết và cần được khuyến khích, đầu tư tạo điều kiện để có được các kết quả áp dụng vào thực tế, góp phần phát triển bền vững đất nước, vì sức khỏe cộng đồng.

Ông Cao Quốc Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế đã trình bày các giải pháp thúc đẩy mô hình và sáng kiến giảm rác thải nhựa thực tiễn tại thành phố Huế. Hi vọng rằng, những chia sẻ đó sẽ khai mở nhiều vấn đề cho các nhà quản lý và doanh nghiệp trong việc giảm thiểu chất thải nhựa.

Ông Cao Quốc Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế trình bày  giải pháp thúc đẩy mô hình và sáng kiến giảm rác thải nhựa thực tiễn tại thành phố Huế.

Các đại biểu, chuyên gia cũng đã thảo luận về những chính sách và quy định ở cấp địa phương về quản lý chất thải nhựa, phân loại tại nguồn, tái chế; những ưu đãi về tài chính đối với các nguyên liệu và sản phẩm tái chế, đặc biệt đối với nguyên liệu trong nước; một số giải pháp thúc đẩy các sáng kiến nhằm giảm thiểu chất thải nhựa một lần và tái chế chất thải nhựa; khả năng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đối với chất thải nhựa. Những cơ chế chính sách cần có và cần tháo gỡ để áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đối với chất thải nhựa; những đề xuất để thúc đẩy thu gom phế liệu nhựa.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Phát động cuộc thi ảnh “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ”

    Phát động cuộc thi ảnh “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ”

    Mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” với chủ đề “Nghệ An - miền di sản” và trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

  • Việt Nam – điển hình của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới

    Việt Nam – điển hình của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới

    Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tại Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

  • Khai mạc Lễ hội Vịnh Ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024

    Khai mạc Lễ hội Vịnh Ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024

    Tối 13/7, tại thành phố biển Nha Trang, UBND Khánh Hòa lần đầu tiên khai mạc cuộc thi trình diễn ánh sáng độc đáo bằng hàng ngàn thiết bị bay không người lái mang tên Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 với chủ đề “Ngân hà rực rỡ”.

Top