Hôm nay (24/11), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai tổ chức tọa đàm “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”.
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại Việt Nam, ngay từ những tháng đầu năm 2022, thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật và trên các vùng miền cả nước với 19/22 loại hình, 1.072 trận thiên tai được thống kê, gồm: 7 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới trên biển Đông; 258 trận dông, lốc, mưa lớn; 286 trận động đất; 310 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất, 191 vụ sạt lở bờ sông, bờ biển, 2 đợt rét đậm, rét hại, 14 đợt gió mạnh, sóng lớn trên biển và 2 đợt nắng nóng, hạn hán. Thiên tai đã làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỷ đồng (gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với năm 2021).
Tình hình thời tiết, thiên tai ngày càng phức tạp, cực đoan, khó lường do tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhận thức của một số người dân về phòng chống thiên tai còn nhiều hạn chế, chủ quan; điều kiện kinh tế người dân khó khăn; nơi ở hẻo lánh, xa trung tâm; giao thông đi lại khó khăn; kỹ năng chăm sóc cây trồng, vật nuôi còn hạn chế; chuồng trại chưa đảm bảo.
Công tác theo dõi, cập nhật thông tin về thiên tai ở một số địa phương còn chậm, chưa kịp thời; đặc biệt khi có thiệt hại xảy ra thì việc xác định nguyên nhân, báo cáo còn chậm. Cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai cấp huyện, cấp xã đều là kiêm nhiệm, thường xuyên phải luân chuyển, thiếu kinh nghiệm…
Tọa đàm “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng” được tổ chức tại Lào Cai.
Riêng tỉnh Lào Cai, từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra 23 đợt thiên tai làm 18 người chết, mất tích; thiệt hại 638 nhà ở, hư hỏng 57 công trình phụ; hơn 500 con gia súc, gia cầm bị chết, khoảng 12.470 ha lúa, mạ; cây ăn quả, cây trồng khác… Ước giá trị thiệt hại về kinh tế là 1.115,6 tỷ đồng.
Ông Lê Tân Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai cho biết, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị mang tính dự báo. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều loại hình thiên tai phức tạp, mức độ, hậu quả khác nhau... Tỉnh Lào Cai cũng phải thường xuyên đặt ra nhiều giải pháp cho các vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai để hỗ trợ các hộ dân khu vực có thiên tai ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã đưa ra nhiều giải pháp ứng phó với nhiều loại hình thiên tai khác nhau, với mỗi loại hình thiên tai cần phải áp dụng những giải pháp phù hợp để giảm thiểu thiệt hại, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, như: Về trồng trọt cần sử dụng các giống cây trồng có khả năng chịu lạnh tốt như giống lúa lai, ngô lai F1, các giống lúa thuần thuộc dòng Japonica có gen chịu lạnh; các giống rau, cây ăn quả có nguồn gốc á nhiệt đới, ôn đới…; bố trí gieo trồng trong khung thời vụ an toàn, tránh các cao điểm rét đậm, rét hại.
Đối với thủy sản rét đậm, rét hại dài ngày làm cho nhiều loài cá, tôm bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng đặt ra cho cả người nuôi lẫn chỉ tiêu của ngành thuỷ sản. Do đó, với đàn cá giống đang lưu giữ cần thả bèo 2/3 ao về phía Bắc để chắn gió, góc ao để những sọt rơm, rạ cho cá trú đông.
Với các loài thủy sản nuôi thương phẩm cần che kín ao bằng bạt nilon, lá dừa… để tránh gió lùa đưa không khí lạnh làm nhiệt độ nước giảm thấp. Khi trời rét đậm dùng tre làm giàn trên mặt ao, hồ che phủ kín bằng bạt nilon để tăng khả năng giữ nhiệt độ. Dưới ao bơm nước sâu 1,4 - 1,5m. Mặt ao thả bèo tây, khoảng 2/3 diện tích ao về phía bắc để chắn gió.
Thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật và trên các vùng miền cả nước gây nhiều thiệt hại về người và tài sản
Đặc biệt, tại các tỉnh miền núi phía Bắc thường xảy ra thiên tai bất thường, bất ngờ; tình hình nắng nóng kéo dài và rét đậm, rét hại vào mùa đông, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Do vậy, cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở cần tăng cường công tác dự báo, coi trọng công tác phòng ngừa, chủ động ứng phó. Có giải pháp cụ thể giúp bà con khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là vấn đề môi trường.
Đồng thời, hướng dẫn bà con nhân dân đảm bảo ấm và đủ độ thông thoáng, có mái che không để mưa hắt vào chuồng nuôi, những chuồng không xây tường bao quanh, cần dùng vật liệu sẵn có tại địa phương để che quanh cho đàn gia súc. Chuồng gia cầm phải chuẩn bị đầy đủ phên, bạt che chắn, chống gió lùa; bổ sung thêm bóng điện (bóng tròn, bóng hồng ngoại) để sưởi ấm cho gia cầm trong những ngày rét đậm, rét hại.
Bà con nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan
Bên cạnh đó, việc dự phòng thức ăn rất quan trọng vì cung cấp thức ăn đầy đủ thì trâu, bò mới có đủ năng lượng chống lại giá rét, không bị chết rét. Nên dự trữ thức ăn cho trâu bò như phơi khô cỏ và chế biến phụ phẩm nông, công nghiệp, ủ chua một số loại cỏ, chế biến phụ phẩm nông, công nghiệp có sẵn ở địa phương để cung cấp thức ăn thô xanh cho trâu, bò trong vụ đông. Ngoài thức ăn thô xanh và thức ăn tinh, cần bổ sung vitamin và khoáng chất.
Có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt cho trâu, bò trong những ngày rét đậm, rét hại, luôn kiểm tra chuồng trại (đảm bảo khô, ấm và đủ thông thoáng), cung cấp thức ăn, nước uống đủ về số lượng và chất lượng. Không chăn thả trâu, bò khi nhiệt độ dưới 5 độ C. Vệ sinh thú y phòng bệnh, tẩy ký sinh trùng ngoại, nội ký sinh trùng; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của cơ quan thú y địa phương.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.