Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 1 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 3 tháng 4 năm 2024 | 14:17

Hà Nam đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng hiện đại, thiết thực

Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng hiện đại, thiết thực, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Năm 2023, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và sự tham gia hưởng ứng của toàn dân, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả tích cực. Nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, công chức, người dân về chuyển đổi số đã được nâng lên rõ rệt. Hạ tầng số, các nền tảng số đang dần được phát triển, triển khai ứng dụng; các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.

Toàn cảnh hội nghị

Đến nay, 100% các sở, ngành, huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh đều có mạng cục bộ và kết nối Internet; Tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ công chức từ cấp huyện trở lên đạt 100%, cấp xã 85%. Đã triển khai kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II cho 138 cơ quan, đơn vị (các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã) để triển khai các dịch vụ, các nền tảng số phục vụ việc quản lý, điều hành chung của tỉnh để đảm bảo an toàn thông tin. 100% các xã, phường, thị trấn đều có đường truyền cáp quang, Internet cung cấp đến tận thôn, tổ dân phố; 95% dân số được phủ sóng thông tin di động 3G, 4G...

Tỷ lệ xử lý văn bản, hồ sơ công việc, ký số văn bản điện tử trong việc gửi, nhận trên môi trường mạng được đẩy mạnh. Các thông tin thiết yếu, quan trọng của người dân được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử, từng bước thay thế giấy tờ trong một số giao dịch, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Hà Nam cung cấp tất cả các dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến toàn trình; cập nhật đầy đủ các thủ tục hành chính của tỉnh; công khai toàn bộ quy trình giải quyết, kết quả giải quyết. Trong tổng số hơn 1.700 bộ thủ tục hành chính cung cấp trên hệ thống, có 1.149 dịch vụ trực tuyến toàn trình; 482 dịch vụ công trực tuyến một phần. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt 78,9%; tăng 12,2% so với năm 2022. Tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến đạt 67,9%; tăng 35% so với năm 2022. Hà Nam luôn nằm trong top những cơ quan có chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công đạt cao theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Với chủ đề "Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”, năm 2024, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh xác định tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng hiện đại, thiết thực, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả Đề án về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các kế hoạch của UBND tỉnh về Thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch của UBND tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam năm 2024…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh thời gian qua, nhất là sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ban Chỉ đạo; sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, địa phương; sự đồng thuận, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng phát biểu tại hội nghị.

Để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc chuyển đổi số, hoàn thành các chỉ tiêu về chuyển đổi số của tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian tới, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đề nghị các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, khẩn trương hoàn thiện, ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh năm 2024. Trên cơ sở các nhiệm vụ, chỉ tiêu được phân công trong Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Hà Nam năm 2024, Kế hoạch triển khai Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2024, Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam năm 2024, các cơ quan, đơn vị cập nhật, bổ sung vào Kế hoạch chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị mình để tổ chức triển khai, thực hiện đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu theo quy định.

Việc xây dựng Kế hoạch phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ lộ trình gắn với bố trí nguồn lực phù hợp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiểm tra, đôn đốc, nghiêm khắc phê bình những đơn vị, cá nhân chậm trễ. Hoạt động của Ban Chỉ đạo phải thực chất, tổ chức họp định kỳ để đánh giá kỹ những tồn tại, nguyên nhân và đưa ra giải pháp tháo gỡ, không hoạt động hình thức.

Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chuyển đổi số cộng đồng; tập trung phát triển kinh tế số; quan tâm đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin, phân tích và xử lý dữ liệu số cho cán bộ, công chức các cấp…

Đối với các ngành, lĩnh vực khác cần chủ động rà soát, hoàn thiện, xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu theo đúng lộ trình của Chính phủ, gắn với triển khai Đề án 06. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số; huy động nguồn lực, hợp tác công tư tranh thủ nguồn lực xã hội để phát triển hạ tầng, xóa vùng lõm sóng di động; triển khai dịch vụ mạng di động 5G…

Cùng với việc, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông mạnh mẽ về chuyển đổi số; phát huy vai trò của người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số theo phương châm "Toàn dân, toàn diện”.

 

Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top