Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 1 tháng 7 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 29 tháng 6 năm 2024 | 9:12

Hà Nam đứng thứ nhất vùng ĐBSH về tăng trưởng GRDP

Cục Thống kê tỉnh Hà Nam vừa tổ chức họp báo để công bố tình hình phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm 2024 với sự tham gia của đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Tại buổi họp báo, cho biết, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 26.891 tỷ đồng, tăng 10,35% so với cùng kỳ năm 2023. GRDP của tỉnh 6 tháng đầu năm 2024 đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2021 trở lại đây. Với kết quả này, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Hà Nam đứng thứ 1 trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng và đứng thứ 4 toàn quốc trong 6 tháng đầu năm 2024.

Cục trưởng Cục thống kê Vũ Đại Dương thông báo về tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Hà Nam.

Ông Vũ Đại Dương cũng cho biết thêm, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp, xây dựng vẫn giữ vai trò chủ đạo, 6 tháng ước đạt 17.443,9 tỷ đồng, tăng 13,26% so với cùng kỳ (đóng góp 81% vào mức tăng chung); Khu vực dịch vụ ước đạt 5.693,6 tỷ đồng, tăng 7,22% so cùng kỳ (đóng góp 15,2%); Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ước đạt 2.131,3 tỷ đồng, tăng 1,06% so cùng kỳ (đóng góp 0,9%); Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước đạt 1.622,2 tỷ đồng, tăng 4,75% so cùng kỳ (đóng góp 2,9% vào mức tăng chung).

Cụ thể, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt trên 4.721 tỷ đồng, tăng 1,07% so với cùng kỳ; các hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi, chăn nuôi ít biến động, dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát tốt. Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt trên 114.810 tỷ đồng, tăng 17,37% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ.

Thu hút đầu tư đạt khá, tính đến ngày 10/6/2024, toàn tỉnh có 368 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt trên 5.703 tỷ đồng, tăng 10% về số doanh nghiệp và tăng 82,1% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023. Thu hút được 29 dự án đầu tư mới; lũy kế đến hết tháng 6/2024 trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 1.205 dự án đầu tư còn hiệu lực (397 dự án FDI và 808 dự án trong nước) với vốn đăng ký 6.278 triệu USD và 172.796 tỷ đồng.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 21 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước và bằng 46% kế hoạch năm. Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước ước tính đạt 8.116 tỷ đồng, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm trước và bằng 50,5% dự toán địa phương. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 26.176,6 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 3,71% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Hà Nam đứng thứ nhất trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng và đứng thứ 4 toàn quốc trong 6 tháng đầu năm 2024.(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Nam).

Về một số vấn đề xã hội, trong 6 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho 15.432 người (đạt 61,7% KH năm 2024). Công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm, dự kiến đến hết tháng 6/2024, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,04% (giảm 0,07% so với năm 2023); tỷ lệ hộ cận nghèo là 2,12% (giảm 0,09% so với năm 2023). Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã mua và cấp 16.338 thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo và cận nghèo, đảm bảo 100% người nghèo và cận nghèo đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Qua đây, Cục Thống kê tỉnh cũng khuyến nghị một số nhóm giải pháp chủ yếu để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng cuối năm 2024. Trong đó, tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã ban hành, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh; giải ngân vốn đầu tư công. Tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án trên địa bàn.

Đẩy mạnh việc phát triển thương mại điện tử, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa phương tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng sản phẩm trong nước và quốc tế; tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thu ngân sách; kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, tăng cường chống thất thu gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, quan tâm phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao…

 

Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top