Ngày 6/10, tại UBND tỉnh Hà Nam, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Hà Nam tổ chức Chương trình Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hà Nam và hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023.
Phát biểu khai mạc Chương trình và hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam-Nguyễn Đức Vượng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh đã nêu bật những kết quả Chuyển đổi số của Hà Nam trên các mặt hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Các đại biểu tham dự
Đến nay, 100% các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Nam đều có mạng cục bộ và kết nối Internet. 95% dân số được phủ sóng thông tin di động 3G, 4G. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh đã được kết nối, khai thác chính thức để tích hợp, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để tích hợp và chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin nhằm tái thông tin số hóa của tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính. Năm 2022, Hà Nam xếp thứ 13 toàn quốc về cấp căn cước công dân, đứng thứ nhất về thực hiện chỉ tiêu kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Đã hoàn thành 15/43 mô hình của Đề án 06.
Tỉnh Hà Nam đã triển khai hoạt động Trung tâm giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng; hệ thống phòng họp không giấy tại trụ sở UBND tỉnh và UBND các huyện, thị, thành phố; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp, đưa tỷ lệ giải quyết TTHC đúng và trước hạn đạt 99,7%; tỷ lệ giải quyết hồ sơ trực tuyến đạt 87,5%... Trên 2.770 doanh nghiệp trên địa bàn đã sử dụng nền tảng số; trên 1.000 hộ sản xuất nông nghiệp tham gia 3 sàn thương mại điện tử; 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã sử dụng hóa đơn điện tử; 47,3 % người dân biết kỹ năng về công nghệ số…
Tuy nhiên, nhiều mô hình của Đề án 06 các đơn vị mới tiếp cận, cán bộ phụ trách Đề án của một số sở kiêm nhiệm phụ trách theo lĩnh vực hoặc thay đổi nên việc nghiên cứu, tham mưu, triển khai, thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Nội dung thí điểm làm giàu, làm sạch dữ liệu đất đai, khó khăn trong việc phát, thu phiếu
Với chủ đề “Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”, Ngày chuyển đổi số năm nay sẽ tiếp nối các chương trình, các hoạt động nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, lợi ích của chuyển đổi số; thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số .
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam-Nguyễn Đức Vượng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh khẳng định: Các hoạt động hưởng ứng ngày chuyển đổi số 10/10 năm nay được tổ chức sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh với các cơ quan Trung ương, với các tỉnh, thành phố và với các đối tác, doanh nghiệp để hỗ trợ xây dựng Chính quyền số, đô thị thông minh, từng bước thực hiện chuyển đổi số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch UBND TP. Phủ Lý-Trương Quốc Bảo chia sẻ tại chương trình.
Tại chương trình, Chủ tịch UBND TP. Phủ Lý-Trương Quốc Bảo, đơn vị làm tốt nhất tỉnh công tác chuyển đổi số hiện nay có chia sẻ : “Như chúng ta đã biết vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số, đặc biệt đối với cơ quan quản lý Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng phổ biến mà còn là yêu cầu tất yếu, khách quan. Đến nay, trên địa bàn TP. Phủ Lý đã có 21 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã với 105 thành viên; 143 tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn với hơn 1.000 thành viên, qua đó giúp đưa nền tảng số, công nghệ số đến từng gia đình, từng người dân nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Cơ sở dữ liệu được đẩy mạnh triển khai, đây là điều kiện tiên quyết để triển khai chính quyền số, trong đó đáng chú ý là cơ sở dữ liệu về dân cư, hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu về cán bộ công chức, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; và hiện nay đang phối hợp với các ngành, đặc biệt là Sở Tài nguyên - Môi trường đang triển khai dữ liệu về đất đai; đây là một cơ sở dữ liệu, nền tảng rất quan trọng trong việc quản lý, điều hành của của cơ quan quản lý nhà nước. Thành phố cũng đã triển khai, nghiên cứu xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh, Đề án Đô thị tăng trưởng xanh thông minh bền vững thành phố Phủ Lý đến năm 2030 nhằm ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông có tính đổi mới sáng tạo trong công tác quản lý, điều hành đô thị.
Các đại biểu bấm nút khai trương đưa vào vận hành Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) tỉnh Hà Nam
Vào ngày 03/10 vừa qua, nhằm hưởng ứng ngày chuyển đổi số Quốc gia, thành phố đã tạo phong trào hưởng ứng, thi đua, lan tỏa việc ứng dụng các nền tảng công nghệ số, nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và công dân trên địa bàn. Thành phố đã khai trương, vận hành ứng dụng phản ánh hiện trường Phủ Lý - S, là một trong những phân hệ đặc biệt của Trung tâm điều hành đô thị thông minh thành phố. Thông qua phần mềm, người dân có thể gửi thông tin phản ánh trên các lĩnh vực như: Tình hình trật tự an toàn giao thông; trật tự xây dựng, tài nguyên môi trường,… (đến nay, thông qua Phủ Lý - S, thành phố đã tiếp nhận và xử lý 103 ý kiến, phản ánh của người dân). Ứng dụng đã tạo cầu nối giữa chính quyền và người dân, qua đó tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các cán bộ, công chức trong thực thi công vụ và đánh giá sự hài lòng của người dân đối với hoạt động của chính quyền từ thành phố đến cơ sở, thực hiện hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ, quá đó thể hiện sự tôn trọng của chính quyền các cấp từ thành phố đến cơ sở đối với người dân và doanh nghiệp…
Các đại biểu trải nghiệm ứng dụng thông minh.
Cũng tại chương trình, đại diện các doanh nghiệp viễn thông đã giới thiệu các giải pháp công nghệ, ứng dụng hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số trên các lĩnh vực thông tin, giáo dục, du lịch, tích hợp dữ liệu... Đồng thời, UBND tỉnh Hà Nam đã chính thức khai trương, đưa vào vận hành Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) tỉnh Hà Nam và Hệ thống quản lý hoạt động khoáng sản và cơ sở dữ liệu khoáng sản trên địa bàn.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.