Chiều 19/4, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Mục tiêu công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2023, tỉnh Hà Nam đưa ra là chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả, trong đó lấy phòng tránh là chính, kiên quyết giữ vững đê điều khi lũ chưa vượt qua lũ lịch sử, không để xảy ra mất mùa do hạn hán hoặc ngập úng khi mưa, lũ, bão chưa vượt quá khả năng của công trình, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Ngyễn Đức Vượng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương quán triệt và triển khai nghiêm túc, hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, pháp luật về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người dân và cộng đồng; xác định công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ quan trọng cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị; tiếp tục rà soát, bổ sung bảo đảm đồng bộ về bộ máy, trang thiết bị phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, đáp ứng thực tiễn yêu cầu về nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chuyển dịch mạnh mẽ từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa; nâng cao chất lượng dự báo, theo dõi và giảm sát thiên tai; tăng cường năng lực chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó thiên tai, năng lực cứu hộ và cứu nạn từ tỉnh đến cơ sở...
Đồng thời, coi trọng việc kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình, lưu ý các cống dưới đê, đặc biệt là các tuyến đê sông con, đê bối sông Hồng, sông Đáy; chủ động xây dựng các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Đặc biệt, lưu ý xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão và ứng phó với lũ lớn vượt tần suất thiết kế sát với tình hình thực tế; Kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố công trình theo phương châm "4 tại chỗ", "xử lý giờ đầu", chú ý chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện tại các trọng điểm phòng, chống lụt, bão đã xác định; Thực hiện nghiêm chế độ thường trực, trực ban trong mùa lũ bão; thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo.
Năm 2022, trên phạm vi cả nước cũng như địa bản tỉnh Hà Nam, thiên tai không diễn ra không khốc liệt như những năm trước, tuy nhiên vẫn mang nhiều yếu tố cực đoan, bất thường. Tỉnh Hà Nam chịu ảnh hưởng của hoàn lưu 4 cơn bão, gây ra mưa vừa, mưa to đến rất to; có 26 đợt gió mùa đông bắc, không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường, trong đó có 4 ngày rét hại nhiệt độ thấp nhất ở một số khu vực xuống 7,9 độ C. Trong năm 2022, có 4 đợt nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 39,2 độ C. Tổng lượng mưa toàn mùa đạt 2.835,6 mm, cao hơn trung bình nhiều năm.
Năm qua, công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tình Hà Nam luôn được quan tâm, có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữ các cấp, các ngành. Hệ thống công trình phòng chống thiên tai tiếp tục được tu bổ, nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai. Công tác tuần tra, canh gác được thực hiện nghiêm nên đã sớm phát hiệu các sự cố, kịp thời xử lý, đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình. Lực lượng vũ trang luôn đảm bảo việc xây dựng phương án, huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó với các tình huống thiên tai.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.