Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 22 tháng 2 năm 2023 | 14:52

Hà Nam tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Sáng 22/2, Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện chuyên đề năm 2023: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người, đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh Hà Nam và phát triển bền vững”.

Hội nghị được triển khai bằng hình thức truyền hình trực tiếp tới 592 chi, đảng bộ với gần 42.000 đảng viên trong toàn tỉnh Hà Nam tham gia học tập. PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và trực tiếp truyền đạt nội dung chuyên đề.

PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và trực tiếp truyền đạt nội dung chuyên đề tại hội nghị.

Hội nghị đã nghe PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng truyền đạt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người, đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh Hà Nam và phát triển bền vững”. Chuyên đề gồm 3 phần. Phần 1 giới thiệu khái quát về tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; Phần 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa, con người; Phần 3: Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa, con người, hướng tới xây dựng Hà Nam phát triển nhanh và bền vững.

PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng đã nhấn mạnh, tư tưởng Hồ Chí Minh là giá trị văn hóa trường tồn, dẫn đường cho dân tộc ta đi lên; Hệ giá trị và chuẩn mực con người Việt Nam cần xây dựng trong sự nghiệp cách mạng nói chung và giai đoạn hiện nay chính là những nội dung trên cơ sở bắt nguồn từ Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa đặc biệt của việc xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam, xác định một trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là: "Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc". Hội nghị Văn hoá toàn quốc ngày 24/11/2021 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là một sự kiện đặc biệt quan trọng, tiếp tục khẳng định, làm rõ quan điểm, đường lối nhất quán của Đảng về phát triển văn hoá, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn mới. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định vai trò to lớn của văn hoá: "Văn hoá còn là dân tộc còn".

Chuyên đề cũng phân tích các kết quả của việc vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển bền vững... Qua đó xác định một số giải pháp chủ yếu trong xây dựng và phát triển văn hoá, con người đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển bền vững. Đó là: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hoá, thể thao và du lịch trong đời sống xã hội. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa; Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình trên địa bàn tỉnh. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các huyện, thành phố, thị xã thực hiện tốt Chương trình, Đề án đã được phê duyệt; Quan tâm phát triển nguồn nhân lực văn hoá, thể thao và du lịch, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, hướng dẫn viên thể thao cơ sở, cộng tác viên gia đình ở cơ sở, lực lượng vận động viên thể thao thành tích cao. Có chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao; Đẩy mạnh công tác xã hội hoá văn hoá, thể thao, du lịch. Hoàn thiện thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh và cơ sở.

Khai thác, sử dụng có hiệu quả thiết chế văn hóa, thể thao công lập. Thành lập, kiện toàn và phát huy vai trò của các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao, du lịch. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch; Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm từng bước thu hẹp khoảng cách về mức hưởng thụ văn hoá, thể thao giữa các khu vực. Tăng cường hoạt động liên doanh, liên kết, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh, các tổ chức trong và ngoài nước về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển bền vững” nhằm vận dụng tư tưởng, quan điểm Hồ Chí Minh trong kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc và mang bản sắc, đặc trưng Hà Nam, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Thực hiện tốt Chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển bền vững” là một giải pháp quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33 ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước".

Do đó, cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của văn hoá, con người đối với phát triển kinh tế - xã hội. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm của cả hệ thống chính trị và nhân dân, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, nét đặc trưng tốt đẹp của văn hoá, con người Hà Nam.

Quang cảnh hội nghị

Để học tập, làm theo và nêu gương Bác, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân cần phát huy cao độ ý thức trách nhiệm, tinh thần cống hiến, nỗ lực trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển bền vững. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch thực hiện Chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển bền vững” đảm bảo cụ thể, thiết thực, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Nghị quyết Đại hội XIII Đảng.

Phát biểu kết thúc hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thanh Hà nhấn mạnh: Ngay sau hội nghị học tập quán triệt và triển khai thực hiện Chuyên đề năm 2023 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển bền vững”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị các huyện, thị, thành ủy, các đảng ủy trực thuộc tập trung trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát. Qua đó để việc học tập chuyên đề năm 2023 thật sự hiệu quả, có nhiều điểm sáng, nhiều mô hình, điển hình tiên tiến.

 

 

Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top