Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 15 tháng 11 năm 2023 | 22:0

Hà Nam tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2018-2023

Ngày 15/11, Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Hà Nam tổ chức Tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2018-2023; Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 122/2018/NĐ-CP và triển khai Nghị định 61/2023/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo báo cáo, 5 năm qua (2018- 2023), phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tỉnh Hà Nam nhận được sự quan tâm, định hướng chỉ đạo sâu sát của Ban Chỉ đạo trung ương; của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự đồng thuận của các cơ quan, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo các cấp trong chỉ đạo, thực hiện; đặc biệt là sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Nam - Nguyễn Anh Chức phát biểu tại buổi tổng kết

Phong trào xây dựng Gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá hàng năm được Ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tiến hành đúng trình tự, thủ tục đạt và vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Kết quả xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa năm 2018 đạt 89,6% so với tổng số hộ gia đình toàn tỉnh; đến năm 2022  đạt 91,6%, vượt 2,16% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra. Kết quả đạt danh hiệu văn hóa của các khu dân cư khẳng định hiệu quả từ phong trào, cụ thể: Năm 2020, có 87,46% khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa, đến năm 2022, có 88,8%, tăng 6,77% so với so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng ở cơ sở có bước phát triển mạnh mẽ. Tính đến nay, toàn tỉnh có 553 đội văn nghệ với trên 11.000 diễn viên, nhạc công không chuyên và 457 câu lạc bộ thể thao thu hút trên 10.000 hội viên. Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đã trở thành một trong các phong trào thi đua sâu rộng trong CNVCLĐ, được các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh chú trọng thực hiện. Theo thống kê của Liên đoàn Lao động tỉnh, đến nay đã có 516 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp duy trì và giữ vững danh hiệu "Đơn vị văn hóa". Trong giai đoạn 2018 – 2022, phong trào xây dựng thiết chế văn hoá được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm đầu tư xây dựng theo chủ trương xã hội hoá. Đến nay, cấp xã, phường, thị trấn có 93/109 Trung tâm Văn hóa - Thể thao được xây dựng độc lập, đạt 85,3%; có 642/686 nhà văn hóa thôn, tổ phố và nhà văn hóa liên tổ được xây dựng độc lập và 24 nơi sinh hoạt cộng đồng.

Dựa trên những kết quả đã đạt được, Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh Hà Nam đề ra các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện những năm tiếp theo, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ như: Tiếp tục tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước"; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX; Thường xuyên cập nhật, kiện toàn nhân sự tham gia thành viên BCĐ các cấp; thống nhất, ban hành quy chế, kế hoạch hoạt động thiết thực, hiệu quả, sát thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm; phân công rõ nhiệm vụ các ngành thành viên, tăng cường ký kết, triển khai các hoạt động phối hợp cụ thể, phù hợp nhằm huy động sức mạnh của từng ngành thành viên Ban chỉ đạo các cấp, nhất là ở cơ sở; Huy động và đa dạng hóa các nguồn lực, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tự nguyện tham gia đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí hoặc tổ chức, ủng hộ các hoạt động liên quan đến phong trào ở địa phương theo quy định của pháp luật. Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Chỉ đạo xây dựng xã, phường điểm về văn hóa, tập trung ở các xã nông thôn mới nâng cao, các cụm dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị; Đẩy mạnh các hoạt động hoạt phong trào từ cơ sở. Ghi nhận, đánh giá, biểu dương chính xác, kịp thời những tập thể, cá nhân tích cực, tiêu biểu trong phong trào; quan tâm xây dựng, nhân rộng những điển hình tiên tiến, tuyên truyền những gương người tốt, việc tốt.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Nam - Nguyễn Anh Chức trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các Gia đình văn hóa tiêu biểu.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh Hà Nam - Nguyễn Anh Chức, yêu cầu: Trong thời gian tới, để khắc phục những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào TDĐKXDĐSVH, tạo chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc trong xây dựng văn hoá, con người Hà Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, các cấp, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể và Ban Chỉ đạo Phong trào các cấp cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau:

Một là, quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển. Quan điểm này cần được các cấp ủy, chính quyền cụ thể hóa bằng những chính sách cụ thể đầu tư cho xây dựng và phát triển văn hóa.

Hai là, tiếp tục phổ biến rộng rãi và nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng và tiêu chuẩn công nhận gia đình văn hoá, làng văn hoá, tổ dân phố văn hoá. Nâng cao tỷ lệ gia đình văn hoá tiêu biểu, làng, tổ dân phố tiêu biểu, thực sự trở thành những điểm sáng văn hóa, môi trường văn hóa lành mạnh để phát triển phong trào.

Ba là, tạo sự chuyển biển mạnh mẽ, vững chắc về xây dựng nếp sống văn hóa. Thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn hóa là mục tiêu cơ bản, tiêu chí hàng đầu để đánh giá hiệu quả Phong trào TDĐHXDĐSVH". Thực hiện, phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong việc thực hiện các quy định về xây dựng nếp sống văn hoá. Đi đối với xây dựng nếp sống văn hoá là đấu tranh bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, các thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống văn hoá ở các cộng đồng dân cư.

Bốn là, xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Các cấp, các ngành cần quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở, đây chính là động lực để triển khai thực hiện Phong trào. Phát triển phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", tăng cường cơ sở vật chất và tỷ lệ người dân tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Phát triển phong trào văn nghệ quần chúng và các hoạt động câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ, thu hút ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Năm là, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa. Tiếp tục vận động nhân dân, những nhà hảo tâm và kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, thể thao cộng đồng.

Tại hội nghị, 12 gia đình văn hóa tiêu biểu, 19 khu dân cư văn hóa tiêu biểu và 12 cá nhân đã nhận được Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2018 –2023.

Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top