Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 3 tháng 10 năm 2023 | 18:0

Hà Nội chuẩn bị chu đáo cho Hội thi Tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc khu vực Đông Bắc

Hà Nội đang chỉ đạo các sở, ngành và huyện Ba Vì tập trung chuẩn bị kỹ lưỡng cho Hội thi “Tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc” do Ủy ban Dân tộc chủ trì tổ chức.

Phân công kỹ lưỡng các nhiệm vụ cần triển khai

Để chuẩn bị chu đáo cho hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc khu vực Đông Bắc vào cuối tháng 10/2023, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 205/KH-UBND, chỉ đạo Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tập trung triển khai các nội dung.

Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Ban Dân tộc Hà Nội) Nguyễn Thị Kim Nhung cho biết, trên cơ sở giao nhiệm vụ của thành phố, đơn vị đã lên kế hoạch chi tiết theo khung thời gian cụ thể để thực hiện từng bước. Các sở, ngành liên quan và UBND huyện Ba Vì cũng đã họp, bàn thảo và thống nhất phân công các nhiệm vụ cần triển khai.

Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được các cấp chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm trong việc phổ biến tới đồng bào dân tộc miền núi trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Nhật Minh

Theo đó, UBND huyện Ba Vì đang chủ trì việc xây dựng kịch bản màn chào hỏi, tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật về công tác dân tộc. Sở Tư pháp phối hợp cùng huyện Ba Vì và Ban Dân tộc xem xét căn cứ pháp lý của nội dung kịch bản, bảo đảm yếu tố phù hợp pháp luật.

Hiện, Ban Dân tộc và UBND huyện Ba Vì đã hoàn thành rà soát, lựa chọn và lập danh sách các thí sinh tham gia đội thi theo đúng quy chế của Ban Tổ chức hội thi như tỷ lệ nam - nữ không chênh lệch quá 30% và có ít nhất 50% thí sinh là người dân tộc thiểu số. “Sau khi kịch bản hoàn thành, chúng tôi sẽ tổ chức tập luyện, ghi hình và sơ duyệt nội dung tham gia dự thi. Đại diện Ủy ban Dân tộc sẽ trực tiếp tổng duyệt các nội dung dự thi của đoàn TP Hà Nội để bảo đảm chất lượng cho nội dung dự thi” - bà Nguyễn Thị Kim Nhung thông tin thêm.

Nâng cao hiểu biết pháp luật

Theo Phó Trưởng Ban Dân tộc Hà Nội Nguyễn Phúc Hải, những năm qua, UBND thành phố rất quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho cán bộ làm công tác dân tộc cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn Thủ đô.

Từ đầu năm 2023 đến nay, thực hiện chỉ đạo của thành phố, Ban Dân tộc Hà Nội đã tổ chức hàng chục hội nghị tuyên truyền, tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Phương thức truyền tải ngày một đổi mới để cán bộ làm công tác dân tộc, Bí thư Chi bộ, trưởng thôn, người có uy tín dễ tiếp thu, nắm bắt.

Ban Dân tộc Hà Nội tổ chức hàng chục hội nghị tuyên truyền, tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số (Ảnh minh hoạ).

Bên cạnh đó, thực hiện Kế hoạch số 101/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về việc triển khai Quyết định số 771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”, Ban Dân tộc đã triển khai hiệu quả nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3.

Đại diện Ban Dân tộc cho biết, việc ban hành quyết định và chỉ đạo tổ chức Đoàn tham gia hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc khu vực Đông Bắc lần này một lần nữa cho thấy sự quan tâm lớn, cũng như đánh giá rất cao về ý nghĩa, tầm quan trọng của TP Hà Nội đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào các dân tộc thiểu số.

“Hà Nội kỳ vọng thông qua hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc khu vực Đông Bắc năm 2023 sẽ góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cơ sở về lĩnh vực công tác dân tộc. Đồng thời, thúc đẩy giao lưu, học hỏi kinh nghiệm hay, mô hình hoạt động có hiệu quả, phù hợp; qua đó tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết giữa đồng bào vùng dân tộc thiểu số của Thủ đô và các tỉnh, TP khu vực Đông Bắc” - ông Nguyễn Phúc Hải nhấn mạnh.

Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc khu vực Đông Bắc năm 2023 sẽ có 8 đội thi đến từ các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Giang và Hà Nội.

Hình thức thi sẽ được sân khấu hóa với 4 phần: chào hỏi, thi trắc nghiệm, thi tình huống chính sách - pháp luật và thi tiểu phẩm tuyên truyền, chia sẻ kinh nghiệm.

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top