Tại tờ trình gửi UBND TP Hà Nội, Sở Tài chính Hà Nội đề xuất về phương án điều chỉnh giá nước sinh hoạt trên địa bàn.
Theo đó, giá nước sinh hoạt sẽ tăng lên 7.500 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 8.500 đồng/m3 vào năm 2024. Mức giá cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30m3/hộ/tháng.
Giá bán lẻ nước sinh hoạt 10m3 đầu tiên (hộ/tháng) từ 5.973 đồng/m3 hiện nay tăng lên 7.500 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 8.500 đồng/m3 vào năm 2024; từ 10-20m3 (hộ/tháng) tăng từ 7.052 đồng/m3 lên 8.800 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 9.900 đồng/m3 vào năm 2024; từ 20-30m3 (hộ/tháng) tăng từ 8.669 đồng/m3 lên lần lượt mức 12.000 đồng/m3 và 16.000 đồng/m3.
Cư dân chung cư Hateco Apollo Xuân Phương (phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm) mang dụng cụ lấy nước từ xe téc khi nhà máy nước sông Đà tạm ngưng cấp nước, hồi tháng 9/2022. Ảnh: Phạm Chiểu
Mức giá cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30m3/hộ/tháng.
Phương án điều chỉnh giá nước được cán bộ của 6 sở, ngành tính toán nhu cầu dùng nước thực tế ở khu vực nội thành Hà Nội đang ở mức 100-150 lít/ngày/người. Như vậy, mỗi hộ sẽ dùng 10-16m3/tháng, tương đương số tiền phải chi thêm 15.000-26.000 đồng/tháng.
Tại khu vực nông thôn, mức dùng 50-70 lít/ngày/người, một hộ gia đình sẽ sử dụng 6-8m3/tháng nên số tiền họ phải chi thêm 10.000-13.000 đồng/tháng.
Nêu nguyên nhân điều chỉnh giá nước tăng lên lãnh đạo Sở Tài chính cho biết. Nhu cầu sử dụng nước sạch tại Hà Nội ngày một tăng do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, dân số tăng cơ học. Đời sống của người dân càng được nâng cao thì yêu cầu về sản lượng và chất lượng nước sạch ngày càng cao, trong khi nguồn nước ngầm suy giảm và có dấu hiệu ô nhiễm, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách rất hạn chế.
Tổ công tác thẩm định phương án điều chỉnh giá nước gồm cán bộ của 6 sở ngành đã tính toán nhu cầu dùng nước thực tế tại Hà Nội cho biết, 10 năm nay giá nước vẫn chưa được điều chỉnh, đang là vướng mắc lớn khiến nhiều nhà đầu tư bỏ cuộc, chậm triển khai tiếp dự án... Đây cũng là nguyên nhân khiến kế hoạch phủ mạng cấp nước tới khu vực nông thôn không đạt mục tiêu giai đoạn 2016-2020.
Tổ thẩm định đánh giá, công suất của các nhà máy nước tập trung đảm bảo nguồn nước cấp cho thành phố ổn định, chất lượng, an toàn. Tuy nhiên từ năm 2025, nếu các dự án không đảm bảo tiến độ theo kế hoạch thì có thể không đảm bảo nguồn cung về nước sạch sinh hoạt cho thành phố.
Theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, tổng nhu cầu sử dụng nước sạch trung bình trên địa bàn Hà Nội hiện khoảng 1.15-1.25 triệu m3/ngày - đêm.
Vào mùa hè, nhu cầu sử dụng nước sạch trên địa bàn Hà Nội tăng 5-10%, vào khoảng 1,25-1,35 triệu m3/ngày - đêm. Trong khi tổng công suất cấp nước của các nhà máy đạt 1,53 triệu m3/ngày - đêm cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong phạm vi cung cấp của hệ thống.
Tuy nhiên, Sở Xây dựng đánh giá khả năng phân phối nước sạch vẫn chưa đồng bộ với nhu cầu sử dụng nước.
Tổng công suất cấp nước từ các nhà máy tập trung trên địa bàn Thủ đô đạt khoảng 1,53 triệu m3/ngày - đêm.
Hiện giá nước sạch được thành phố Hà Nội áp dụng theo Quyết định số 38/2013.
Sở Tài chính khẳng định mức tăng thiết kế theo lộ trình hai đợt, cơ bản không tác động đến thu nhập của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt vì tiền nước chỉ chiếm 0,72% tổng thu nhập và chi tiêu mỗi tháng của một hộ gia đình tại khu vực thành thị.
Ngay sau khi có thông tin Thành phố sẽ tăng giá nước sinh hoạt từ tháng 7 tới đây, nhiều người dân cũng đã có ý kiến về việc tăng giá nước sinh hoạt này.
Ông Đào Trọng Lâm ở phố Ngọc Lâm, phường Ngọc Lâm (Long Biên) cho biết, ngày 4/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thông tin về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện, với mức tăng thêm 3% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành. Bây giờ thành phố lại dự kiến tăng giá nước sạch lên 7.500đ/m3, theo các nhà quản lý, giá điện và giá nước tăng không nhiều nên không tác động đến thu nhập của người dân.
“Trên thực tế, nếu mỗi hộ gia đình như chúng tôi dùng 10-16 m3/tháng thì số tiền phải chi thêm là 15.000-26.000 đồng/tháng, cộng với tiền điện tăng lên thì số tiền phải chi trả cho điện sinh hoạt và nước cũng không hề nhỏ, nhất là trong điều kiện tình hình kinh tế hiện nay đang gặp khó khăn, do đó, mong muốn thành phố cân nhắc để đảm bảo cuộc sống người dân ít bị ảnh hưởng nhất”, ông Lâm nói.
Một trong những vấn đề mà người tiêu dùng đặt ra là tăng giá nước phải dựa trên tính toán công khai, minh bạch các chi phí đầu vào và đầu ra cho việc sản xuất 1m3 nước sạch; đảm bảo cung cấp nước liên tục, với chất lượng ngày càng nâng cao. Có như vậy, khi tăng giá nước sạch mới nhận được sự đồng thuận cao của người dân.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.