Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP. Hà Nội, căn cứ vào mực nước sông Hồng tại Hà Nội (Long Biên) hồi 1h ngày 13/9 là 10,39 m (mực nước báo động 2 là 10,5m), Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP. Hà Nội rút báo động 2 trên sông Hồng.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP. Hà Nội cũng rút báo động 2 trên sông Hồng vào hồi 1h ngày 13/9 tại địa phận các quận: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên và các huyện Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm.
Hà Nội rút báo động 2 trên sông Hồng và sông Đuống vào 0h ngày 13/9
Tại sông Đuống, mực nước tại Trạm Thủy văn Thượng Cát hồi 0h ngày 13/9 là 9,94 m (mực nước báo động II là 10,00 m). Đồng thời Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP. Hà Nội rút báo động 2trên sông Đuống vào hồi 0h ngày 13/9 tại địa phận quận Long Biên và các huyện Đông Anh, Gia Lâm.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP. Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các quận, huyện và đơn vị ở địa phận trên thực hiện nghiêm những quy định khi có lệnh rút báo động.
Mặc dù, nước sông Hồng và sông Đuống đã xuống dưới mức báo động 2, tuy nhiên, ở các huyện ngoại thành Hà Nội, mực nước ở các sông và hồ vẫn ở trên mức cao.
Chiều tối 12/9, tại huyện Mỹ Đức, mưa đã giảm dần nhưng nước lũ rừng ngang vẫn tràn về gây ngập úng nhiều hộ dân. Mực nước các sông và hồ chứa trên địa bàn huyện đang ở mức cao, như hồ Quan Sơn vượt ngưỡng tràn.
Theo báo cáo của huyện Mỹ Đức, hiện còn 10/22 xã, thị trấn vẫn bị ảnh hưởng trực tiếp từ mưa lũ. Trong ảnh là cầu bắc qua đập tràn Quan Sơn, xã Hợp Tiến (huyện Mỹ Đức), dù là hồ chứa nước nhưng đến nay hồ Quan Sơn đã vượt ngưỡng tràn.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đến 9 giờ sáng nay, 13/9, lũ trên hàng loạt sông đang xuống nhưng những vùng trũng thấp của Hà Nội như Chương Mỹ phải mất 10 - 13 ngày để nước rút hẳn.
"Ngoài đê vùng sông Hồng tại Hà Nội sẽ rút nước sau 2-3 ngày tới, riêng vùng trũng thấp ở Chương Mỹ ven sông Bùi từ 10-13 ngày, sông Tích khoảng 7-10 ngày, hạ lưu sông Cà Lồ 3-5 ngày, sông Nhuệ từ 2-3 ngày", bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia lưu ý.
Sáng 12/9, nước sông Cà Lồ lên cao đã tràn qua bờ bao ở thôn Kim Tiên, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Nước dâng lên nhanh đã khiến ngập toàn bộ hơn 400 hộ dân với gần 2.000 nhân khẩu ở thôn Kim Tiên bị ảnh hưởng.
Thông tin vỡ đê Xuân Nộn là không chính xác
Trước đó, UBND huyện Đông Anh, UBND xã Xuân Nộn đã thông báo, vận động nhân dân thôn Kim Tiên di chuyển khỏi vùng trũng để tránh ngập lụt.
Về một số thông tin trên mạng xã hội cho rằng đê Xuân Nộn (huyện Đông Anh) bị vỡ lúc 2h30 sáng 12/9, đại diện UBND huyện Đông Anh khẳng định là thông tin sai sự thật.
"Khu vực đê quai có tràn nước do nước sông dâng cao. Huyện đã di dời người dân về khu vực an toàn trước đó", đại diện UBND huyện nói.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.