Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 4 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 27 tháng 10 năm 2022 | 16:42

Hà Nội và TP. HCM ô nhiễm không khí top đầu thế giới

Trong những qua,trong bảng xếp hạng các thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới của IQAir, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3 chỉ sau Lahore của Pakixtan.

Ô nhiễm không khí hiện hữu tại nhiều địa phương

Theo đó,  Hà Nội là thành phố đứng đầu trong bảng xếp hạng các tỉnh, thành phố ô nhiễm không khí sáng  (24/10), nhiều nơi có chỉ số AQI trên 300 – mức cực kỳ nguy hại.

Ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở nhiều nơi xuất hiện. Trong bảng xếp hạng chất lượng không khí tại Việt Nam theo thời gian thực của ứng dụng IQAir, Hà Nội là thành phố có tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất nước với chỉ số AQI trung bình là 202. Tiếp đó là Bắc Ninh 171, Thanh Hoá 165, TP. Hồ Chí Minh 161, An Giang 154, Thái Nguyên 153, Lạng Sơn 118… Cũng tại ứng dụng này cảnh báo, Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 21.9 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Nồng độ PM2.5 tại TP. Hồ Chí Minh hiện cao gấp 16.4 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Ứng dụng này khuyến nghị đeo khẩu trang khi ra ngoài, đóng kín cửa sổ, tránh tập thể dục ngoài trời, sử dụng máy lọc không khí...

Sáng  24/10, Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất nước.

Trên ứng dụng theo dõi chất lượng không khí PamAir, nhiều điểm ở Thủ đô Hà Nội ô nhiễm không khí cảnh báo màu tím, có nơi chỉ số AQI trên 300 – là mức cực kỳ cao, nguy cơ gây hại cho sức khoẻ nếu tiếp xúc trực tiếp. Cụ thể, vào lúc 8h15 phút, tại điểm đo tại Trường mầm non thực hành Hoa Sen có chỉ số AQI là 312, Trường mầm non Việt – Bun 233, Bát Khối (Long Biên) 264, Phúc Lợi (Long Biên) 234, Đội Cấn 195, Quan Hoa 159, Chùa Láng 182, Thanh Xuân 185, Time City 186, Phạm Tuấn Tài (Cầu Giấy) 197….

TS Hoàng Dương Tùng, Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam cho biết, để chủ động phòng tránh không khí chất lượng xấu, người dân cần theo dõi kết quả quan trắc của Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội. Đồng thời, có thể tham khảo thêm kết quả quan trắc bằng trạm cảm biến của một số tổ chức để chủ động nắm bắt được các thông tin về chất lượng không khí. Nếu nhận thấy chỉ số AQI (Chỉ số chất lượng không khí) ở mức độ cao thì cần hạn chế ra đường, nhất là với người già, trẻ em. Nếu buộc phải ra đường cần phải đeo khẩu trang hoặc áp dụng các biện pháp khác để hạn chế phơi nhiễm bụi mịn PM2.5 trong không khí.

Về tác hại của bụi mịn PM2.5  (là các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet, bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người), khi hít phải sẽ len lỏi sâu vào trong phổi, phế quản, máu… gây ra nguy cơ các bệnh về phổi, máu, mạch… Nguy cơ gây bệnh, thậm chí tử vong từ bụi PM2.5 rất cao. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bụi PM2.5 là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong ô nhiễm môi trường. Trong Luật Bảo vệ môi trường ban hành năm 2020 có riêng Điều 13 quy định về Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí. Thủ tướng Chính phủ cũng vừa phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025. Theo đó, mỗi tỉnh thành phố cần có kế hoạch quản lý chất lượng không khí theo cấp tỉnh.

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng ô nhiễm không khí

Ngoài yếu tố thời tiết như gió lặng, nhiệt độ thấp, ít mưa… làm giảm khả năng khuếch tán của không khí, khiến các chất ô nhiễm lưu cữu ở tầm thấp, thì sau nhiều năm, các nguồn gây ô nhiễm vẫn chưa được kiểm soát.

Làm thêm công việc giao hàng sau giờ lên lớp, Lê Đức Trường, sinh viên Trường đại học Thương mại cảm nhận rõ sự gia tăng của ô nhiễm không khí khi Hà Nội chuyển mùa. Chiếc khẩu trang mỏng manh không đủ để ngăn chặn khói bụi tràn ngập trên những cung đường ùn tắc liên miên:

"Em đi nhiều thì thấy mạn Cầu Giấy nhiều khói bụi, thấy rõ bằng mắt thường luôn ý. Đêm về cũng thấy mệt mỏi, nhưng công việc biết làm sao bây giờ. Giá khẩu trang loại tốt thì đắt quá so với sinh viên bọn em đi làm nghề ship này. Chắc chỉ đỡ được 20-30%, cũng không gọi là được lọc không khí đâu".

Không chỉ những người làm việc ngoài đường mà cả những người ở nhà cũng nhận thấy rõ sự gia tăng của bụi bặm. Bà Trần Thị Tú, ở quận Đống Đa cho biết, cứ tầm tháng 10 trở đi là bà phải vệ sinh máy lọc không khí hằng tuần thay vì theo tháng. Máy chạy gần như hết công suất cả ngày đêm vì nhà đông người, đèn cảnh báo màu đỏ sáng liên tục:

"Nói chung cũng ảnh hưởng đấy. Người già, trẻ em hay bị vấn đề đường hô hấp, viêm mũi dị ứng rồi là viêm họng. Mùa thu là mùa đẹp nhất trong 4 mùa ở Hà Nội mà bị ô nhiễm không khí thì cũng buồn thật. Bây giờ chỉ mong nhà nước đầu tư, cải thiện cái ô nhiễm không khí thôi", bà Tú cho biết.

Đốt rác thải bừa bãi ở làng nghề xã Tiền Phong (huyện Thường Tín).

Theo ứng dụng PamAir, vào lúc 8h sáng nay, đa số điểm quan trắc tại Hà Nội cho chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức màu cam (không lành mạnh cho các nhóm nhạy cảm). Cá biệt có các địa điểm: Giảng Võ (chỉ số 160, màu đỏ, không lành mạnh), hay đường Nguyễn Văn Huyên (chỉ số 207, màu tím, rất không lành mạnh).

Ngoài phương tiện giao thông, các công trình xây dựng và nhiều nguồn khác vẫn “vô tư” phát thải khói bụi. Như tại điểm “màu đỏ” Giảng Võ sáng nay, đang có công trình lát lại vỉa hè bằng đá tự nhiên. Dòng nước nhỏ từ máy cắt không đủ để ngăn lớp bụi trắng xóa hòa vào không khí.

Hay tại đường Huỳnh Tấn Phát, các công nhân vệ sinh môi trường vẫn thản nhiên đốt rác: "Cô nghĩ là lá cây không độc hại lắm đâu. Không đốt không được, không đốt lá cây nó cũng thối đi mà".

"Không đốt đi thì nó đổ rác các nơi khác đến đây thì quá tội".

Ô nhiễm không khí cùng thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Chưa kể những tác hại lâu dài của khói bụi, đặc biệt là bụi mịn, gây ra với sức khỏe con người.

Theo TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nước ta hiện còn thiếu các nghiên cứu về ô nhiễm không khí, giải pháp hiện nay chủ yếu vẫn chỉ là... chờ mưa. Và “điệp khúc” ô nhiễm không khí theo mùa sẽ còn tái diễn nếu không có các biện pháp kiểm soát nguồn phát thải hiệu quả. "Mưa chỉ giải quyết được tức thời tình trạng ô nhiễm thôi. Các cấp phải ngồi lại cùng các biện pháp để giảm thiểu: hạn chế phương tiện giao thông như thế nào? Nhiều người có đốt rác hay không? Thế rồi các cơ sở sản xuất, các làng nghề ví dụ tái chế giấy, kim loại, nhựa,… Phải làm cương quyết mới mong hạn chế được phần nào".

TP.HCM xây dựng nhiều giải pháp giảm ô nhiễm không khí

Để giảm ô nhiễm không khí, TP.HCM sẽ tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án giao thông theo quy hoạch, góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải.

Ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, chia sẻ thông tin về dự án TA9608-REG cho biết. Theo đánh giá, ô nhiễm không khí có tác động lớn đến sức khỏe và môi trường. Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí có thể kể đến là hoạt động giao thông, hoạt động công nghiệp và hoạt động xây dựng.

Theo đó, để kiểm soát ô nhiễm không khí TP.HCM, dự án TA9608-REG đưa ra mục tiêu trong năm 2025 vận tải hành khách công cộng đạt 15%, năm 2030 đạt 25%. Để đạt được mục tiêu đó, các biện pháp mà TP thực hiện là chuyển đổi xe buýt chạy bằng diesel sang chạy điện hoặc CNG; triển khai các dịch vụ xe đạp điện nơi công cộng, hạn chế hoạt động của mô tô và xe gắn máy 2-3 bánh…

Trong hoạt động công nghiệp, TP sẽ xây dựng quy chuẩn phát thải TP theo hướng thắt chặt hơn đối với một số ngành phát thải lớn của TP. Đồng thời, TP cũng xây dựng quy định kiểm soát các thiết bị gây ô nhiễm khí thải; nâng cao năng lực xử lý dữ liệu quan trắc online từ các cơ sở sản xuất, công khai số liệu quan trắc tự động…

Một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí là hoạt động giao thông.

Để giảm thiểu ô nhiễm, thời gian qua UBND TP.HCM đề ra nhiều giải pháp, yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện. Trong đó, UBND TP yêu cầu Sở TN&MT quan trắc thường xuyên, liên tục chất lượng không khí. Cạnh đó, thực hiện mở rộng mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn TP, đảm bảo liên tục cập nhật thông tin về chất lượng môi trường không khí.

Sở TN&MT theo dõi dữ liệu quan trắc tự động chất lượng khí thải của các đơn vị được kết nối về sở. Từ đó kịp thời cảnh báo, đề xuất xử lý các trường hợp xả khí thải vượt chuẩn quy định.

Trong lĩnh vực giao thông, Sở GTVT sẽ tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án giao thông theo quy hoạch nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải. Cạnh đó, Sở GTVT sẽ phải chủ trì thực hiện các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông gây ra.•

Ông Trần Văn Bảy, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, cho biết: Dự án TA9608-REG về nâng cao năng lực và hành động cải thiện chất lượng không khí do ADB tài trợ đã được triển khai thực hiện. ADB với sự hỗ trợ của Công ty tư vấn Ricardo Emvironment cùng với Tổ chức không khí sạch châu Á, xây dựng kế hoạch làm sạch không khí cho TP.HCM với các hoạt động chính bao gồm:

Thực hiện nghiên cứu chất lượng không khí TP tập trung vào hiện trạng chất lượng không khí, các tác động và quản lý; xác định các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, trong đó có các giải pháp công nghệ đổi mới, khuyến nghị các chính sách và hỗ trợ nâng cao năng lực; xây dựng kế hoạch làm sạch không khí cho TP với các ước lượng chi phí đầu tư để kiểm soát các nguồn ô nhiễm không khí.

 

 

 

Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top