Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 29 tháng 12 năm 2022 | 21:47

Hà Tĩnh hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022

Chiều 29/12, Cục Thống kê Hà Tĩnh tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2022.

Theo báo cáo, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Tĩnh năm 2022 (GRDP) ước tăng 3,98% so với cùng kỳ năm trước. GRDP bình quân đầu người ước đạt 70,47 triệu đồng/năm (tăng 3,77 triệu đồng/người/năm) so với năm 2021, xếp thứ 9/14 các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 15,01%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,24%, trong đó, ngành công nghiệp chiếm 31,45%; khu vực dịch vụ chiếm 34,87%...

Ông Trần Thanh Bình - Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh thông tin số liệu thống kê năm 2022.

Năm 2022, mặc dù thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 617.289 tấn. Hoạt động chăn nuôi tăng nhẹ cả về tổng đàn và sản lượng, đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu trong tỉnh. Việc trồng, chăm sóc, khoanh nuôi rừng tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Trong năm, sản xuất công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tỉnh ước giảm 16,53% so với năm 2021. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 4,98%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 14,11%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 29,37%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 17,45% so với năm 2021.

Nguyên nhân chính của việc giảm chỉ số sản xuất ngành công nghiệp là do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa từ nửa cuối năm 2022 gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa.

Đến ngày 20/12/2022, toàn tỉnh thành lập mới 1.380 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký gần 10.000 tỷ đồng (tăng 27,07% về số lượng) so với cùng kỳ năm trước.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 61.356,84 tỷ đồng (tăng 31,16%) so với năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu năm 2022 ước đạt 3.400,44 triệu USD (tăng 3,04%) so với năm trước. Trong đó, chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất của Formosa Hà Tĩnh đạt 2.927,66 triệu USD (chiếm 86,1%) tăng 6,04%.

Tổng thu ngân sách nhà nước (đã loại trừ hoàn thuế) tính đến ngày 15/12/2022 ước đạt 14.606 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa đạt 8.028 tỷ đồng, thu cân đối hoạt động xuất nhập khẩu đạt 6.335 tỷ đồng.

Trong năm, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn ước đạt 40.355,1 tỷ đồng (tăng 47,74%) so với năm 2021.

Về lĩnh vực xã hội, dân số trung bình năm 2022 ước tính 1.319.181 người (tăng 0,39%) so với năm 2021. Toàn tỉnh còn 14.527 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,79% (giảm 3.321 hộ nghèo) so với năm 2021.

Tại buổi họp báo, Cục Thống kê  Hà Tĩnh cũng đã dành nhiều thời gian giải đáp một số câu hỏi của các đại biểu và phóng viên về vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 như: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới; mức độ đáp ứng nguyên liệu của rừng trồng tập trung trên địa bàn cho các doanh nghiệp chế biến gỗ; vướng mắc trong chính sách hỗ trợ nông nghiệp; hoạt động thu hút đầu tư;...

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top