Trước diễn biến mưa lớn kéo dài do bão số 4 gây ra, chính quyền và người dân vùng Hà Tĩnh đã chủ động với các phương án.
Các địa phương ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.
Lực lượng chức năng Hà Tĩnh đang tích cực thông báo, kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.
Theo dự báo, TX. Kỳ Anh là địa bàn ở Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng lớn nhất của cơn bão số 4, do đó, hiện chính quyền địa phương đã lên phương án di dời hơn 1.400 hộ dân ở các vùng ngập lụt, sạt lở đến nơi tránh trú an toàn.
Đến thời điểm hiện tại, địa phương đã lên phương án sẵn sàng di dời 1.409 hộ dân với 4.080 nhân khẩu ở các vùng có nguy cơ sạt lở, ngập lụt đến nơi an toàn.
Các hộ dân ở vùng nguy hiểm sẽ được di dời lên các trường học, nhà văn hóa thôn để đảm bảo an toàn. Hiện, UBND thị xã đã yêu cầu Nhân dân chặt tỉa cây xanh, chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn. Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn thị xã cũng đã túc trực 24/24h, thường xuyên liên hệ với các địa phương để kịp thời xử lý những tình huống xảy ra.
Đoàn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lốc xoáy tại xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên.
Người dân Thạch Hà chủ động cắt tỉa cây xanh.
Lãnh đạo huyện Thạch Hà kiểm tra vật tư sẵn sàng phương án khi di dời, cứu hộ người dân trong tình huống ngập lụt.
Trước diễn biến mưa lớn kéo dài do bão số 4 gây ra, người dân vùng “rốn lũ” Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã chủ động đưa tài sản đến nơi an toàn.
Người dân Vũ Quang đưa tài sản đến nơi an toàn.
Ông Trần Lê - Trưởng phòng NN&PTNT kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Vũ Quang cho biết: "Đến thời điểm hiện tại, mọi công tác chuẩn bị ứng phó với ảnh hưởng của cơn bão số 4 đã cơ bản được huyện hoàn tất. Riêng đối với vùng “rốn lũ” gồm 6 xã: Đức Liên, Đức Hương, Đức Bồng, Đức Giang, Đức Lĩnh, Ân Phú (trong đó, 2 xã thường ngập sâu nhất là Đức Bồng và Đức Hương), địa phương đã triển khai lực lượng kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt để chủ động tổ chức di dời, sơ tán dân khi có tình huống xảy ra. Bên cạnh đó, công tác đảm bảo hậu cần, lực lượng, phương tiện phòng chống bão lụt cũng được huyện chuẩn bị kỹ lưỡng để huy động khi cần thiết".
Cũng theo ông Lê, để đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản khi mưa lớn kéo dài, địa phương đã cử người trực và hướng dẫn giao thông tại các khu vực xung yếu, nghiêm cấm đánh bắt cá ở những khu vực lũ nguy hiểm.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sau bão số 4, trên địa bàn huyện Hương Khê đang có mưa to đến rất to.
Kinh nghiệm sống chung với lũ lâu năm, bà con Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp để ứng phó nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. Điều này không chỉ giúp bà con an toàn trong mùa lũ mà còn góp phần giúp các cấp thực hiện tốt công tác phòng, chống mưa bão trên địa bàn.
Để chủ động ứng phó với tình hình mưa bão, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh đã và đang tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng và chính quyền địa phương thông báo cho các gia đình chủ tàu, thuyền trưởng về diễn biến của ATNĐ và thời tiết nguy hiểm trên biển để có kế hoạch sản xuất bảo đảm an toàn, đồng thời, chỉ đạo các đài canh trực thông báo cho phương tiện hoạt động trên biển biết, yêu cầu di chuyển thoát khỏi ảnh hưởng của ATNĐ.
Ông Bùi Tuấn Sơn – Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Hà Tĩnh cho hay: Có 528 tàu, thuyền của Hà Tĩnh và các tỉnh, thành khác đã vào neo đậu, tránh trú trước diễn biến phức tạp của thời tiết trên biển. Các khu neo đậu tránh trú bão ở Hà Tĩnh hiện còn có thể tiếp nhận thêm 772 tàu, thuyền của ngư dân. Trong đó, tại khu neo đậu tránh trú bão Cửa Sót 206 phương tiện, khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng 127 phương tiện, khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ 43 phương tiện và khu neo đậu tránh trú bão Cửa Khẩu - Kỳ Hà 152 phương tiện.
Ban Quản lý các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tàu cá đã phối hợp với lực lượng BĐBP kiểm tra, kiểm soát và sắp xếp các tàu cá vào neo đậu đảm bảo an toàn.
Giữa những dãy núi trùng điệp, những con đường đất gồ ghề, cậu học sinh nghèo hiếu học Giàng A Ký (dân tộc Mông) đã nuôi một ước mơ trở thành bác sĩ để chăm sóc và cứu giúp người dân nơi quê nhà. Đối mặt với khó khăn của cuộc sống, đã có lúc, Ký tưởng mình phải bỏ cuộc giữa chừng. Cho đến khi hy vọng được gieo mầm từ Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin…
Hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) đã khiến tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng về người và tài sản. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã nén đau thương cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống trong sự sẻ chia của đồng bào khắp mọi miền đất nước.
Người dân chỉ cài đặt một ứng dụng, đăng nhập một lần bằng tài khoản VNeID và ghi nhớ một mật khẩu là có thể khai thác được nhiều phần mềm, hệ thống thông tin, nền tảng số, dịch vụ số do các cơ quan nhà nước cung cấp. Giải pháp một kênh truy cập duy nhất vừa đơn giản, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, vừa giúp chính quyền gần hơn với Nhân dân.