Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024  
Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2024 | 11:53

Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Sáng 17/4, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024).

Tham dự buổi lễ có: đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Trương Tấn Sang - nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch nước; đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; đồng chí Trần Hồng Hà - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Uông Chu Lưu - nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể, địa phương; các anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; các chức sắc tôn giáo; nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ, các nhà khoa học; thân nhân gia đình, dòng họ đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú.

Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng ôn lại lịch sử về cuộc đời, sự nghiệp của đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, nhà lãnh đạo trẻ tuổi, đầy tài năng, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam.

Đồng chí Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh trình bày diễn văn buổi lễ.

Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1/5/1904, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, tại xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; quê xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Luận cương Chính trị năm 1930 do đồng chí Trần Phú khởi thảo và các văn kiện của Đảng trong thời kỳ đồng chí làm Tổng Bí thư là những văn kiện vô giá, góp phần hình thành đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Trần Phú đã cùng với Ban Chấp hành Trung ương xây dựng, củng cố tổ chức Đảng các cấp; chỉ đạo tổ chức tốt công tác giao thông liên lạc từ Trung ương đến xứ ủy, tỉnh ủy, từ Trung ương đến Quốc tế Cộng sản.

Noi gương đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, hơn 30 năm tái lập tỉnh, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã vươn lên giành nhiều kết quả quan trọng.

Thông tin những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng của tỉnh nhà, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng chia sẻ những bài học kinh nghiệm quan trọng, trong đó có bài học về “giữ vững chí khí chiến đấu”, kiên định mục tiêu, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối, chủ trương của Đảng.

Học tập tấm gương Tổng Bí thư Trần Phú và các vị tiền bối cách mạng, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng bày tỏ, cán bộ, đảng viên, Nhân dân Hà Tĩnh tiếp tục cùng với Nhân dân cả nước ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú nằm bên bến Tam Soa, thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

Hà Tĩnh luôn kế thừa, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương; thực hiện hiệu quả nghị quyết đại hội Đảng các cấp. Nêu cao ý chí, khát vọng, chủ động, sáng tạo, với tầm nhìn chiến lược, quyết tâm đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước. Trong đó, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế với văn hóa, thực sự coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, mục tiêu của sự phát triển; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển nhanh, bền vững, đảm bảo cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho Nhân dân. Đồng thời, tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng; phát huy dân chủ, đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại...

“Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nguyện chung sức đồng lòng, quyết tâm xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hiện đại, xứng đáng là quê hương của các đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc” - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh bày tỏ quyết tâm.

Chương trình nghệ thuật "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu".

Tiếp đó, chương trình nghệ thuật chào mừng lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” tổng hòa các loại hình nghệ thuật đã làm nổi bật tấm gương sáng ngời về ý chí, bản lĩnh, nhiệt huyết và tài năng của một người cộng sản trẻ tuổi đối với cách mạng Việt Nam; tưởng nhớ và tôn vinh những công lao, cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Việt Nam và quê hương Hà Tĩnh; khẳng định vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc, vì lý tưởng cộng sản, vì hạnh phúc của nhân dân; củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trước buổi lễ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đoàn đại biểu dự lễ kỷ niệm đã dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Trần Phú tại phần mộ của đồng chí ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top