Ngày (15/12), HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 11 để xem xét, đánh giá toàn diện tình hình phát triển KT-XH của tỉnh trong năm 2022; thống nhất chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2023 và quyết nghị một số cơ chế, chính sách quan trọng.
Năm 2022, Tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh ước đạt 3,98%; trong đó: khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 3,23% (công nghiệp giảm 8,66%, xây dựng tăng 24,88%), khu vực nông nghiệp tăng 0,83%, khu vực dịch vụ tăng 13,08%.
Quy mô nền kinh tế năm 2022 ước đạt gần 93.000 tỷ đồng. Về cơ cấu nền kinh tế: khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,2% (công nghiệp chiếm 31,5%, xây dựng chiếm 8,8%); khu vực nông nghiệp chiếm 15%; khu vực dịch vụ chiếm 44,8%.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2022 ước giảm 16% so với năm 2021. Các mô hình dồn điền, đổi thửa, tập trung, tích tụ ruộng đất phát triển mạnh, cho hiệu quả rõ nét; đến nay tổng diện tích đạt trên 6.336 ha (tăng thêm trên 1.960 ha). Năng suất, sản lượng lúa vụ xuân và hè thu tương đương các năm gần đây; tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt trên 61,82 vạn tấn; các ổ dịch bệnh chăn nuôi phát sinh được kiểm soát.
Một số nội dung, tiêu chí tỉnh NTM chuyển biến tích cực như: tiêu chí quy hoạch (đạt 100%), tiêu chí giáo dục và y tế (đạt khoảng 80%), tiêu chí giao thông (đạt khoảng 70%), tiêu chí môi trường và cảnh quan nông thôn (đạt khoảng 60%)...
Toàn tỉnh có 9/13 huyện, thành phố, thị xã đã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, đạt 69%; 177/181 xã đạt chuẩn, đạt 98%, 50/181 xã đạt chuẩn nâng cao, đạt 27%, 7/181 xã đạt chuẩn kiểu mẫu, đạt 3,87%. Chương trình OCOP tiếp tục đi vào chiều sâu, công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP được tăng cường.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 52.822 tỷ đồng, tăng 26%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt 6.072 tỷ đồng, tăng 74%; doanh thu vận tải, kho bãi ước đạt 5.458 tỷ đồng, tăng 26%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,8 tỷ USD, đạt 90% kế hoạch, giảm 10% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 3,4 tỷ USD, đạt kế hoạch đề ra, tăng 3% so với cùng kỳ.
Hoạt động du lịch phục hồi tích cực sau gần 2 năm “đóng băng”; tổ chức lễ khai trương du lịch biển cấp tỉnh và nhiều hoạt động kích cầu du lịch; lượng khách đến Hà Tĩnh ước đạt gần 1,8 triệu lượt, cao hơn thời điểm trước khi bùng phát dịch COVID-19.
Thu ngân sách ước đạt 16.900 tỷ đồng, đạt 103,68% dự toán, tương đương so với năm 2021, trong đó: Thu nội địa ước đạt 8.100 tỷ đồng, đạt 103,8% dự toán; thu xuất nhập khẩu ước đạt 8.800 tỷ đồng, đạt 103,5% dự toán. Chi ngân sách ước đạt 20.035 tỷ đồng, đạt hơn 98% dự toán.
Chấp thuận chủ trương đầu tư 18 dự án, trong đó 16 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn gần 5.000 tỷ đồng, 2 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn hơn 278 triệu USD.
Đại biểu trao đổi, thảo luận bên lề kỳ họp
Hà Tĩnh là tỉnh thứ hai cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đôn đốc các chủ đầu tư, phối hợp giải quyết vướng mắc về mặt bằng đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm. Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đến nay đã hoàn thành công tác cắm mốc GPMB trên toàn tuyến; việc kiểm đếm đạt 96,16%, đền bù đạt 81,2%, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư hơn 81% khối lượng, vượt tiến độ Trung ương giao.
Hà Tĩnh cũng đề ra các chỉ tiêu năm 2023 như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt trên 8%; GRDP bình quân đầu người đạt 74 triệu đồng ; Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 47 triệu đồng/năm; Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt trên 97,5 triệu đồng/ha; Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt 45 nghìn tỷ đồng ; Kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD; Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 19.000 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa 8.000 tỷ đồng ; thu xuất nhập khẩu 11.000 tỷ đồng ; Thành lập mới trên 1 nghìn doanh nghiệp; Hoàn thành 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới ; 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Kỳ Anh đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã Kỳ Anh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Kỳ họp HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII sẽ diễn ra trong 2 ngày (15 và 16/12) tại Hội trường tầng 1, UBND tỉnh.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.