Năm 2023, mặc dù gặp một số khó khăn thách thức nhưng kinh tế xã hội của Hà Tĩnh, đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Đây là động lực để cả hệ thống chính trị tiếp tục quyết tâm cao, nỗ lực lớn tập trung triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2024.
Ngày 6/12, HĐND Hà Tĩnh khóa 18 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 (kỳ họp cuối năm) để đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2023, đề ra nhiệm vụ, giải pháp năm 2024.
Kỳ họp HĐND Hà Tĩnh lần thứ 17, khóa XVIII diễn ra trong 3 ngày từ 6 đến 8/12
Báo cáo của UBND Hà Tĩnh về tình hình kinh tế xã hội năm 2023, kế hoạch phát triển năm 2024 đã khẳng định: Trong năm 2023, kinh tế - xã hội Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Có 26 chỉ tiêu ước đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó tăng trưởng kinh tế đạt 8,05%; Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 8%; Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt hơn 50.200 tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2023 ước đạt 17.422 tỷ đồng, đạt 92% dự toán và bằng 97% so với năm 2022. Trong đó, thu nội địa ước đạt 8.300 tỷ đồng, đạt 104% dự toán, bằng 95% cùng kỳ (thu tiền đất đạt 2.000 tỷ đồng, đạt 111% dự toán, bằng 64% cùng kỳ; thu thuế phí ước đạt gần 6.300 tỷ đồng, đạt 101% dự toán, bằng 112% cùng kỳ); thu xuất nhập khẩu ước đạt 9.100 tỷ đồng, đạt 83% dự toán, bằng 98% cùng kỳ.
Nguyên nhân, tổng thu ngân sách chưa đạt dự toán chủ yếu là do hoạt động sản xuất kinh doanh nhìn chung còn gặp khó khăn, thị trường bất động sản phục hồi chậm. Ngoài ra, một phần do tuyến Quốc lộ 8 phía nước bạn Lào bị sạt lở nghiêm trọng từ đầu tháng 8/2023 đã ảnh hưởng rất lớn đến thu xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo.
Năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 17.500 tỷ đồng. Để hoàn thành tốt mục tiêu, kế hoạch đề ra, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, chủ động, quyết liệt, linh hoạt thực hiện hiệu quả công tác thu ngân sách; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện đồng bộ các chính sách phục hồi phát triển kinh tế- xã hội, thúc đẩy tăng trưởng trong từng ngành, lĩnh vực, tạo bứt phá mới để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.