Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 12 năm 2023 | 20:50

Hà Tĩnh thu ngân sách nội địa năm 2023 ước đạt 9.000 tỷ đồng

Năm 2023, tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Hà Tĩnh ước tăng 8,05%, xếp thứ 15 cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành ước đạt 99.686 tỷ đồng.

Chiều 29/12, Cục Thống kê Hà Tĩnh tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê tình hình kinh tế - xã hội năm 2023.

Theo báo cáo của Cục Thống kê Hà Tĩnh, năm 2023, tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước tăng 8,05%, cao hơn so với mức tăng trưởng năm 2022 (tăng 2,54%), xếp thứ 15 cả nước và cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 99.686 tỷ đồng, xếp thứ 33/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và xếp thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục đà tăng trưởng. Sản xuất nông nghiệp được mùa; vụ xuân đạt năng suất, sản lượng cao nhất từ trước tới nay. Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt hơn 646.000 tấn, tăng 4,76% so với năm trước. Chăn nuôi duy trì ổn định; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 109.496 tấn, tổng đàn gia cầm đạt hơn 10 triệu con. Sản xuất lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục duy trì ổn định. Hoạt động sản xuất công nghiệp lấy lại đà tăng trưởng. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 ước tăng 7,41% so với năm 2022.

Tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá có chuyển biến tích cực hơn trước. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì nhiều doanh nghiệp vẫn phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Năm 2023, toàn tỉnh thành lập mới 1.190 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc. Trong năm, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 18 dự án đầu tư trong nước tổng vốn đăng ký 1.727 tỷ đồng và 2 dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn 70 triệu USD.

Năm 2023, ngành thương mại - dịch vụ được đánh giá là một điểm sáng trong phục hồi nền kinh tế tỉnh nhà. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 71.765 tỷ đồng, tăng 13,97% so với năm trước. Tình hình giá cả cơ bản nằm ở mức kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 1,63%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 ước đạt hơn 2,4 tỷ USD, đạt cao nhất từ trước đến nay. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 3,6 tỷ USD, tăng 5,65% so với năm trước,  thu ngân sách nội địa ước đạt 9.000 tỷ đồng .

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh năm 2023 ước đạt hơn 51.124 tỷ đồng, tăng 26,47% năm trước. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng tại Hà Tĩnh ước đến thời điểm 31/12 đạt 99.950 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cuối năm 2022. Dư nợ cho vay ước đến 31/12 đạt 95.150 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với cuối năm 2022.

Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều kết quả nổi bật. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo. Năm 2023, toàn tỉnh đã trao 239.412 suất quà đến các đối tượng người có công, trị giá 63,14 tỷ đồng; khoảng 222.643 suất quà đến các đối tượng bảo trợ xã hội, trị giá 56,95 tỷ đồng; khoảng 39.599 suất quà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, trị giá 22,269 tỷ đồng.

Tại buổi họp báo, đại diện các cơ quan báo chí và đại biểu đã đặt câu hỏi xoay quanh các vấn đề về các yếu tố tăng trưởng GRDP của tỉnh; tăng trưởng của ngành thương mại – dịch vụ; thu ngân sách; đóng góp của ngành công nghiệp, nông nghiệp với KT-XH Hà Tĩnh; dư địa phát triển nào cho năm 2024...

Ông Trần Thanh Bình, Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh giải đáp một số nội dung liên quan.

Tại buổi họp báo, lãnh đạo Cục Thống kê Hà Tĩnh và một số sở, ngành đã dành thời gian giải đáp các câu hỏi của các phóng viên, nhà báo và các đại biểu về những vấn đề liên quan đến tình hình KT-XH năm 2023; đồng thời, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thành các chỉ tiêu trong năm 2024.

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top