Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 9 tháng 9 năm 2024 | 19:56

Hải Phòng khắc phục sau bão, ổn định sản xuất kinh doanh

Dù công tác phòng chống cơn bão số 3 đã huy động cả hệ thống chính trị, quân và dân Hải Phòng triển khai nghiêm túc. Xong sức tàn phá của cơn bão đã gây ra thiệt hại nặng nề cho địa phương này. Nhà tốc mái, cây đổ la liệt, điện, nước mất, cây hoa mùa bị ngập lụt… Để sớm ổn định cuộc sống người dân, TP. Hải Phòng đang tích cực khắc phục hậu quả sau bão, ổn định sản xuất kinh doanh.

Trên 16.000ha lúa, hoa màu bị hư hại

Bão số 3 đổ bộ trực tiếp vào địa phương Hải Phòng đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân địa phương. Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự TP. Hải Phòng, đến 7h ngày 9/9, Hải Phòng có 2 người tử vong (tại huyện Tiên Lãng, Thủy Nguyên) do bị tường bếp đổ (nhà kiên cố không thuộc diện di dời); 40 người bị thương tại gia đình do vỡ kính, mái tôn và được sơ cứu tại Trung tâm Y tế các quận, huyện.

Hải Phòng có trên 16..000ha diện tích lúa, hoa màu thiệt hại sau bão.

Bão số 3 đã làm 528 nhà nhà dân bị hư hỏng; trường học 128 trường; cơ sở y tế: 13 cơ sở; trụ sở làm việc: 104 trụ sở; trạm điện: 3 trạm; trang trại: 210 cơ sở; cột điện, cột chiếu sáng: 367 cột; trạm thu phát sóng: 3 trạm; biển báo giao thông: 807 chiếc; cây xanh gãy, đổ: 6.059 cây.

Về sản xuất nông nghiệp, 16.735 ha lúa và hoa màu bị hư hại;1.200 cây ăn quả; 48ha diện tích nuôi thủy sản. Nhiều tuyến đường, phố bị gãy đổ cây xanh, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, biển báo, đường dây thông tin, bị ngập nước gây ách tắc nghiêm trọng; hoạt động giao thông bị đình trệ, gián đoạn.

 

Ông Đặng Văn Phúc cho biết 6 nhà màng trồng dưa bị đổ sụp hoàn toàn.

Ông Đặng Văn Phúc (xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) cho biết, cơn bão số 3 đổ bộ vào đã khiến mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của gia đình bị hư hỏng nặng. Diện tích dưa trồng trong nhà mang đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển tốt cũng bị gió cuốn tan nát hết, 6 nhà màng sụp đổ hoàn toàn. Thiệt hại ước đạt lên đến hàng tỷ đồng.

Ngày thứ 2 sau khi bão số 3 tràn qua, mọi thông tin liên lạc ra đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng) vẫn gần như tê liệt, không có thiệt hại về người nhưng về tài sản và các lồng bè nuôi trồng thủy sản là rất lớn, chưa thể thống kê chi tiết.

Diện tích nuôi trồng thủy sản tại Cát Bà bị thiệt hại nặng.

Đại diện Chi cục Thủy sản Hải Phòng cho biết, theo thống kê sơ bộ trên toàn thành phố có 48ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão số 3. Riêng khu vực Cát Bà gần như bị cô lập từ khi bão đổ bộ cho đến nay, những thiệt hại về nuôi cá lồng bè ở Cát Bà có nghe người dân thông tin nhưng chưa thể thống kê cụ thể do không thể liên lạc với chính quyền địa phương và các phòng ban liên quan.

Bão số 3 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP. Hải Phòng.

Dồn lực khắc phục hậu quả

Sau khi cơn bão số 3 quét qua địa bàn Hải Phòng, các ban ngành, địa phương đang khẩn trương thống kê thiệt hại và khắc phục hậu quả. Các ngành điện lực, cấp thoát nước, viễn thông, đã hoàn thành từ 60 - 80% khối lượng công việc, trừ hai địa bàn bị chia cắt là huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ.

Nhân viên Công ty Mô trường đô thị đang tích cực dọn vệ sinh môi trường.

Công ty CP Công viên cây xanh đã dựng lại và thu gom cây đổ, giải phóng giao thông các tuyến đường lớn. Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng đã mở lối vào và xử lý tình trạng ngập lụt của 3 khu xử lý rác, đảm bảo thu gom rác thải sinh hoạt; các loại rác khác như cành cây gãy đổ. Công ty sẽ phối hợp với Công ty Công viên để xử lý trong thời gian sớm nhất.

Bộ Chỉ huy quân sự TP. Hải Phòng sẵn sàng hỗ trợ lực lượng cùng với Công ty Công viên và Công ty Môi trường đô thị để thu gom rác thải, giải phóng đường giao thông.

Tại các khu dân cư, người dân tiến hành dọn dẹp tại các ngõ xóm, nhà cửa và xung quanh khu vực để ổn định cuộc sống. Các cơ quan, doanh nghiệp huy động cán bộ, nhân viên dọn dẹp trong khuôn viên đơn vị để ổn định công việc, sản xuất.

Học sinh Hải Phòng tích cực tham gia dọn vệ sinh môi trường.

Đang nhanh tay dọn những cành cây bọ gãy, đổ do cơn bão số 3 để lại, em Đào Lê Hoàng (học sinh lớp 12A6, trường THPT Lê Hồng Phong, Hải Phòng) cho biết, với mong muốn giúp mọi người để giảm tải áp lực và mệt nhọc, nên khi nhận được thông báo từ nhà trường em đã có mặt ở đây từ rất sớm để dọn vệ sinh. Em rất vui vì được góp sức nhỏ cùng với thành phố dọn sạch vệ sinh môi trường sau bão.

Ngành điện lực đang tập trung cao khắc phục hậu quả sau bão, sớm cấp điện cho người dân.

Ngành Giáo dục và Đào tạo có 705 phòng học (chiếm khoảng gần 6%) bị tốc mái, trong những ngày tới sẽ khẩn trương khắc phục. Các địa phương sẽ căn cứ điều kiện an toàn thực tế để quyết định việc cho học sinh đi học trở lại.

Đồng thời, Điện lực đang khắc phục các sự cố về hạ tầng để sớm cung cấp điện, đảm bảo sinh hoạt, ổn định cuộc sống cho Nhân dân sau sơn bão số 3.

 

Phạm Trang
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top