Ngày 13/10, Kỳ họp thứ 8 (chuyên đề) HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua 16 Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Tại kỳ họp, HĐND TP. Hải Phòng đã xem xét các Tờ trình của Thường trực HĐND và UBND thành phố, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND thành phố. Các đại biểu HĐND thành phố đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát biểu thảo luận, tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, trách nhiệm vào các nội dung của Kỳ họp.
Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng Phạm Văn Lập điều hành phiên họp.
HĐND TP. Hải Phòng đã thống nhất biểu quyết thông qua 16 nghị quyết. Trong đó, có những nội dung được cử tri, Nhân dân thành phố hết sức quan tâm như: Sử dụng nguồn thưởng vượt dự toán thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương và đầu tư trở lại theo cơ chế đặc thù năm 2021; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn thành phố giai đoạn 2021 - 2025; điều chỉnh kế hoạch đầu tư công thành phố năm 2022; thông qua điều chỉnh, bổ sung danh mục công trình, dự án đầu tư cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ; danh mục các dự án đầu tư phải thu hồi đất; mức vốn ngân sách Nhà nước dự kiến cấp cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng năm 2022; quyết định chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án trên địa bàn...
Để các Nghị quyết của HĐND TP. Hải Phòng được triển khai kịp thời, hiệu quả, ngay sau Kỳ họp, ông Phạm Văn Lập, Chủ tịch HĐND TP. Hải Phòng, nhấn mạnh: Kỳ họp thứ 8 (chuyên đề) HĐND thành phố diễn ra sau thành công tốt đẹp của Hội nghị Thành ủy lần thứ 9, sơ kết đánh giá kết quả 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2022. Để kịp thời triển khai các Nghị quyết, kết luận của Thành ủy, Thường trực HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố, các ngành, các cấp, đơn vị, địa phương tập trung hoàn thành toàn diện, đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra theo Kế hoạch năm 2022.
Đặc biệt, cần có các giải pháp cụ thể đối với những chỉ tiêu còn nhiều khó khăn, như: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP); chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP); thu cân đối ngân sách; vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội; thu hút vốn đầu tư nước ngoài; giải ngân vốn đầu tư công; khởi công, khánh thành các dự án trọng điểm; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.