Đưa công trình vào sử dụng khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (PCCC), hàng loạt doanh nghiệp ở Bắc Ninh bị xử phạt.
Kiên quyết xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy
UBND tỉnh Bắc Ninh mới đây có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu Đức Thắng tại phường Đồng Kỵ (TP Từ Sơn) với số tiền 194 triệu đồng.
Theo đó, Công ty TNHH đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu Đức Thắng vi phạm PCCC với hàng loạt lỗi như: không lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC& cứu nạn cứu hộ (CNCH); Không gửi báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về PCCC theo quy định; Cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua; Không xây dựng phương án chữa cháy; Không xây dựng phương án CNCH.
Thậm chí, Công ty đưa công trình vào hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC; Sử dụng người chưa được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC làm lực lượng chữa cháy cơ sở.
Trụ sở Công ty TNHH đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu Đức Thắng đưa công trình vào sử dụng khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (PCCC).
Trước đó, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng xử phạt Công ty cổ phần thiết bị máy biến áp Việt Nam (BAVINA) trụ sở tại Dốc Sặt, tỉnh lộ 271, phường Trang Hạ (TP Từ Sơn) với số tiền 90 triệu đồng với hành vi đưa công trình vào hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Ngoài ra, UBND tỉnh Bắc Ninh xử phạt Công ty TNHH năng lượng VCD trụ sở tại khu đô thị HUD, phường Võ Cường (TP Bắc Ninh) số tiền 99,5 triệu đồng.
Công ty này vi phạm với các lỗi: Đưa hạng mục công trình và công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC; Sử dụng phương án chữa cháy chưa được phê duyệt; Không tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CNCH theo quy định.
Hay Công ty TNHH giấy Quốc Huy tại khu Dương Ổ, phường Phong Khê (TP Bắc Ninh) bị xử phạt với số tiền 96,5 triệu đồng. Công ty đã đưa hạng mục công trình, công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC; Không tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CNCH theo quy định;Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện PCCC định kỳ.
Công ty TNHH giấy Hà Thành trụ sở tại khu Đào Xá, phường Phong Khê (TP Bắc Ninh) cũng bị UBND tỉnh Bắc Ninh phạt 95,3 triệu đồng với các lỗi vi phạm: Đưa hạng mục công trình, công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Không tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định; Không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật…
Tương tự, UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ.
Cụ thể, Công ty Cổ phần Kinh doanh Thương mại Á Đông, đóng ở xã Hưng Lộc, TP Vinh, có hành vi đưa công trình nhà xưởng chế biến, gia công gỗ bán thành phẩm vào sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt về PCCC. Với hành vi này, công ty bị xử phạt 90.000 000 đồng theo quy định tại khoản 5, Điều 38 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ; đồng thời yêu cầu cầu thực hiện đầy đủ việc thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC.
Công ty TNHH Nhựa Ngọc Thúy ở xã Nghi Phú, TP Vinh, đưa nhà xưởng sản xuất ở cụm công nghiệp nhỏ Nghi Phú vào sử dụng hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt về PCCC. UBND tỉnh xử phạt 90 triệu đồng, buộc thực hiện đầy đủ việc thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC.
UBND tỉnh cũng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với Công ty Cổ phần Bao bì Nghệ An ở xã Đông Vĩnh, TP Vinh khi đưa vào hạng mục nhà xưởng, kho nguyên liệu, kho vật tư, gara xe máy, nhà hành chính vào hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận nghiệm thu về PCCC. Hành vi này doanh nghiệp bị xử phạt 80 triệu đồng và buộc thực hiện nghiệm thu về PCCC.
UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (Petrolimex Nghệ Tĩnh) ở xã Nghi Kim, TP Vinh. Cụ thể, Petrolimex Nghệ Tĩnh đã đưa hạng mục công trình cửa hàng xăng dầu Petrolimex - cửa hàng số 166, địa chỉ tại xóm 4, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC. Hành vi này bị xử phạt 80 triệu đồng.
Năm 2023, Hà Nội sẽ triển khai 6 mô hình phòng cháy, chữa cháy
TP Hà Nội sẽ tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới. Theo đó, năm 2023, Hà Nội sẽ triển khai 6 mô hình PCCC, gồm: Tổ liên gia an toàn PCCC; Điểm chữa cháy công cộng; Khu chung cư, tập thể an toàn PCCC; Cụm liên kết Làng nghề an toàn; Cụm liên kết an toàn trong Khu/Cụm công nghiệp; Cụm liên kết an toàn PCCC rừng.
Theo đó, mô hình "Tổ liên gia an toàn PCCC": Được triển khai với người dân thường xuyên sinh sống, làm việc tại hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, khu dân cư; có quy chế hoạt động của tổ liên gia (phân công nhiệm vụ tổ trưởng, tổ viên, chủ hộ gia đình, người dân sinh sống tại các hộ gia đình; chế độ hoạt động...); mỗi hộ gia đình phải có ít nhất 1 người tham gia lớp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC &CNCH.
Vận động mỗi hộ gia đình trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy xách tay và tối thiểu 1 dụng cụ phá dỡ (xà beng, kìm cộng lực, búa, rìu,...); ngoài ra có thể trang bị thêm dụng cụ phục vụ thoát nạn như đèn pin, mặt nạ phòng độc,...
Theo UBND TP Hà Nội, việc lựa chọn, xây dựng các mô hình an toàn về PCCC&CNCH phải phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; phải phát huy thực sự có hiệu quả phương châm bốn tại chỗ khi có cháy, nổ xảy ra. Ảnh: Văn Biên
Có hệ thống nút ấn (sử dụng công tắc điện hoặc nút ấn báo cháy), thiết bị báo sự cố cháy bằng âm thanh, ánh sáng.
Mô hình "Điểm chữa cháy công cộng": Áp dụng với các ngõ, hẻm tập trung nhiều nhà có chiều sâu từ 50m trở lên, xe chữa cháy không tiếp cận được. Mô hình này phải bố trí các điểm chữa cháy thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện để chữa cháy, CNCH; không cản trở lối đi lại của người dân, tránh mưa, nắng và có biển thông báo;
Phải có quy định về quản lý, sử dụng phương tiện PCCC, CNCH tại các điểm chữa cháy công cộng; ban hành, niêm yết quy trình xử lý sự cố cháy, nổ, cứu nạn, cứu hộ (các bước xử lý cháy, nổ, sự cố: Số điện thoại liên hệ: Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH qua số 114 hoặc App báo cháy 114, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên địa bàn, UBND hoặc Công an cấp xã, lực lượng dân phòng... và hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị, phương tiện.
Căn cứ vào điều kiện thực tế, khu vực có trụ nước chữa cháy có thể trang bị lăng, vòi, đầu nối; khu vực có ao, hồ, bể nước có thể trang bị máy bơm chữa cháy...
Mô hình "Khu chung cư tập thể an toàn PCCC": Được triển khai ở các hộ gia đình sinh sống và làm việc tại các nhà chung cư, nhà tập thể, nhà có nhiều hộ trên địa bàn.
Mô hình này phải có Đội PCCC cơ sở được trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp theo quy định và đáp ứng công tác xử lý các tình huống cháy, nổ, tai nạn, sự cố.
Mô hình "Cụm liên kết Làng nghề an toàn PCCC": Áp dụng với các cơ sở sản xuất, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh trong các khu dân cư, khu vực được công nhận là "Làng nghề’’; địa bàn nhiều ngõ nhỏ xe chữa cháy khó tiếp cận khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn xảy ra. Gồm từ 5 đến 10 cơ sở sản xuất, hộ gia đình nằm cùng trên 1 tuyến đường bên trong “Làng nghề”.
Mô hình "Cụm liên kết an toàn PCCC trong Khu/Cụm công nghiệp": Gồm các cơ sở nằm trong các Khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; mỗi Cụm liên kết gồm từ 5 đến 10 cơ sở hoặc nằm cùng trên 1 tuyến đường nội bộ bên trong khu/cụm công nghiệp.
Mô hình "Cụm liên kết an toàn PCCC rừng": Gồm các huyện, thị xã có rừng trên địa bàn thành phố phải trang bị các phương tiện PCCC phù hợp với đặc điểm của từng loại rừng.
An Giang: Cháy 2 căn nhà khiến 1 người tử vong
Theo đó, vụ hỏa hoạn xảy ra khoảng 17h15 ngày 6/3. Ngọn lửa xuất phát từ căn nhà của ông Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1965) sau đó cháy sang căn nhà của bà Lâm Thị Lang (sinh năm 1966).
Sau khi nhận được tin báo cháy, Công an huyện An Phú và Ban Chỉ đạo Phòng cháy chữa cháy thị trấn An Phú đã khẩn trương huy động các lực lượng và người dân xung quanh khu vực cháy tham gia dập tắt đám cháy. Đến khoảng 17 giờ 35 phút cùng ngày, ngọn lửa được khống chế hoàn toàn. Ngọn lửa thiêu rụi hoàn toàn 2 căn nhà của ông Sơn diện tích khoảng 36m2 và căn nhà bà Lang diện tích 30 m2 được xây dựng bằng khung gỗ, mái tôn.
Hiện trường vụ cháy làm một người tử vong.
Tại thời điểm xảy ra hỏa hoạn, ông Nguyễn Văn Sơn đang bị bệnh tai biến nằm trong nhà một mình, không đi, đứng được nên bị tử vong trong vụ cháy. Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, khoảng 20 phút, trước khi xảy ra vụ cháy, bà Nguyễn Thị Sàn (sinh năm 1958) là chị ruột của ông Sơn có đốt nhang muỗi, đặt gần vị trí chỗ ông Sơn đang nằm.
Ông Phạm Tấn Thảo, Phó Chủ tịch thị trấn An Phú, huyện An Phú (An Giang) cho biết: Sau khi xảy ra hỏa hoạn địa phương đã kịp thời đến động viên tinh thần, hỗ trợ cho gia đình các vật dụng sinh hoạt bị thiệt hại trong vụ hỏa hoạn và lo hậu sự cho nạn nhân.
Nguyên nhân vụ hỏa hoạn đang được Công an huyện An Phú điều tra, làm rõ.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.